Giá tiêu ngày 4/6/2022: Giá tiêu Việt Nam đang khởi sắc trở lại

(VOH) - Giá tiêu ngày 4/6 đi ngang. Tuy nhiên tuần này giá tiêu có nhiều thông tin tích cực nên khởi sắc dù yếu tố tăng mua từ Trung Quốc chưa thực sự cụ thể, rõ nét.

Gía tiêu sáng nay đứng yên, cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 72.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72, 000

0

Giá tiêu hôm nay 4/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 4 phiên tăng liên tiếp thị trường đã chững lại để điều chỉnh. Thông tin tích cực từ việc nền kinh tế Trung Quốc phục hồi, các cửa khẩu giáp Việt Nam thông thương trở lại khiến thị trường được thổi "luồng gió mới". Dù yếu tố tăng mua từ Trung Quốc chưa thực sự cụ thể, rõ nét nhưng cũng giúp thị trường thêm động lực, tăng nhẹ liên tiếp khoảng 10 ngày nay.

Năm nay tâm lý găm hàng của nông dân vẫn mạnh cho đến thời điểm này. Đây cũng là một trong những yếu tố giữ được giá tiêu không giảm mạnh giai đoạn từ tết Nguyên đán đến nay.

Báo cáo mới nhất của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cho thấy, thị trường tuần này phản ứng trái chiều với Indonesia và Việt Nam ghi nhận mức tăng. Ở Đông Nam Á, sau 2 tuần có xu hướng giảm, giá tiêu Indonesia tuần này phản hồi tích cực. Còn giá tiêu Ấn Độ tiếp tục phản ứng tiêu cực trong 4 tuần qua.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm nay, ngành nông nghiệp đã có 9 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất).

Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, đáng chú ý, hồ tiêu khoảng 476 triệu USD (tăng 25,7%). Như vậy, dù sản lượng xuất khẩu từ đầu năm giảm nhưng giá trị vẫn tăng thể hiện tín hiệu tích cực cho giá hồ tiêu năm 2022.

Tuy vậy, theo đánh giá, dù giá tăng nhưng lợi nhuận của nông dân không tăng tương xứng, mà đang có dấu hiệu suy giảm. Nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất khi giá vật tư đầu vào tăng phi mã, cụ thể giá phân bón có loại tăng 250%, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, rồi xăng dầu, nhân công... Điều này đang đặt ra những khó khăn cho việc đầu tư hồ tiêu vụ năm sau. Nếu giá tiêu không tăng mạnh, nông dân sẽ dè dặt đầu tư, dẫn đến sản lượng và chất lượng năm sau thấp, ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trong trung hạn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC DataWeb), trong quý I, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 19.875 tấn hồ tiêu với giá trị gần 100 triệu USD.

Con số này tăng 5,2% về lượng và tăng 57,6% về trị giá so với mức ghi nhận được vào cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, 72% khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ được cung cấp bởi Việt Nam, tương ứng 14.385 tấn, trị giá 69,5 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng đến 81,9% về giá trị.

Ngược lại, Mỹ giảm khối lượng hồ tiêu nhập khẩu từ một số nhà cung cấp khác như: Ấn Độ (giảm 1,4%), Brazil (giảm 5%), Indonesia (giảm 44,9%),...

Nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ tăng cho thấy nhu cầu mặt hàng này tại Mỹ vẫn ở mức cao bất chấp lạm phát của nước này đang ở mức cao kỷ lục trong 40 năm qua.

Bình luận