Giá tiêu ngày 2/6/2022: Tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp

(VOH) Giá tiêu ngày 2/6 tăng thêm 500 đồng/kg. Thị trường hồ tiêu đang có nhiều khởi sắc do có nhiều thông tin tốt hỗ trợ.

Giá tiêu sáng nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

74,500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71, 500

+500

Giá cà phê hôm nay 2/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm, trừ khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông so với cùng thời điểm hôm qua. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp, và là lần tăng thứ 5 của thị trường nội địa trong vòng 1 tuần qua.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (23/5 - 27/5) thị trường cho thấy chiều hướng khá tiêu cực trong tuần thứ 3 liên tiếp khi không có quốc gia nào ghi nhận sự gia tăng.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ giảm tron 3 tuần qua. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 2%, từ 6.627 xuống 6.462 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 2%, từ 6.885 xuống 6.719 USD/tấn.

Tương tự là tại Sri Lanka, giá tiêu cũng giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 5.054 USD/tấn xuống 5.014 USD/tấn.

Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Việt Nam tiếp tục giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 5%, từ 3.250 xuống 3.075 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 4%, từ 5.856 xuống 5.667 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 3.920 xuống 3.870 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 5.920 xuống 5.870 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia giảm từ tuần trước khi các yếu tố thị trường vẫn không ổn định. Một số vùng tại Bangka và Belitung đã bắt đầu thu hoạch. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia giảm 2%, từ 3.406 xuống 3.348 USD/tấn; tiêu trắng giảm 4%, từ 5.858 xuống 5.603 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 2%, từ 4.048 xuống 3.983 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 4%, từ 6.757 xuống 6.473 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen trong nước và quốc tế của Malaysia tiếp tục ổn định. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa từ 4.114 - 4.117 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 5.881 - 5.885 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu thị trường Hoa Kỳ và châu Âu giảm nhẹ. Tiêu trắng Muntok ở mức 7.100 CF tháng 6/7.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), Brazil đã xuất khẩu 7.484 tấn hồ tiêu trong tháng 4, tăng 10,1% so với tháng trước.

Trong đó, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Morocco là hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tiêu Brazil trong tháng vừa qua, lần lượt là 1.139 tấn và 889 tấn, cùng tăng mạnh 46% so với tháng trước. Ngược lại, lượng tiêu xuất khẩu sang Việt Nam giảm 20,8% so với tháng trước, còn Ấn Độ giảm 31%.

Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với khối lượng đạt 5.352 tấn, tăng tới 53,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 20% tổng khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil. Đây cũng là khối lượng nhập khẩu cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Giá hồ tiêu các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Brazil trong 4 tháng đạt bình quân 3.864 USD/tấn (FOB), tăng 58% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức giá 3.900 đến hơn 4.000 USD/tấn mà Brazil xuất khẩu sang các thị trường khác.

Ngoài ra, lượng tiêu của Brazil xuất khẩu sang Ấn Độ cũng tăng mạnh gấp 2,2 lần cùng kỳ lên mức 3.017 tấn.

Ngược lại, một số thị trường lớn khác như Đức, Mỹ, UAE,… lại giảm đáng kể nhập khẩu tiêu của Brazil. Do đó, tổng xuất khẩu tiêu của Brazil trong 4 tháng đã giảm 14,7% so với cùng kỳ 2021, xuống còn 27.684 tấn.

Bình luận