Giá tiêu hôm nay 5/9 ổn định, duy trì xu hướng đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 66.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 67.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 66.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.0000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
67,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
66,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
67,500 |
|
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
70,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
68.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
67, 000 |
0 |
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện thị trường trong nước đang trầm lắng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Tổng kết tuần qua, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giữ nguyên ở các địa phương khác.
Giá tiêu trong nước đang có giai đoạn suy yếu, trước một đồng USD mạnh, nhu cầu xuất khẩu yếu, Brazil đẩy mạnh nguồn hàng giá rẻ để đón hàng vụ mới.
Hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do Brazil và Indonesia có giá cạnh tranh và cước phí cũng rẻ hơn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu sang Ai Cập và Pakistan đang gặp khó khăn vì kẹt hàng ở cảng. Còn ở trong nước, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng là rào cản lớn cho phát triển xuất khẩu.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, tháng 8/2022, Việt Nam xuất khẩu được 16.500 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 66 triệu USD. Lũy tiến 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu được 162.000 tấn, kim ngạch đạt 739 triệu USD, so cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 19% nhưng kim ngạch tăng 11,1%.
Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho biết, xuất khẩu hồ tiêu của Campuchia tăng vọt hơn 79% trong 4 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, điểm đến chính của sản phẩm hồ tiêu Campuchia là Việt Nam.
Ngoài hồ tiêu, Việt Nam hiện đang nhập khẩu hầu hết các loại nông sản chủ lực của Campuchia như gạo, hạt tiêu, hạt điều, sắn, cao su...
Theo đại diện một số doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu cho biết, những năm gần đây Việt Nam thường nhập khẩu khá nhiều hạt tiêu từ Campuchia. Việc nhập khẩu hồ tiêu này không có gì đáng lo ngại, bởi hạt tiêu Campuchia nổi tiếng có chất lượng rất tốt, các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu về để chế biến xuất khẩu.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt mức 4.434 USD/tấn, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Từ đầu tháng 8/2022, thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Đông có dấu hiệu chuyển dịch nguồn cung sang Brazil để mua hàng vụ mới do chi phí logistics và giá cả thấp hơn.
Các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu Việt Nam đến cuối năm nay. Trong khi đó, sức mua từ thị trường Trung Quốc yếu. Do đó, giá hạt tiêu tại thị trường nội địa khó có thể tăng trở lại trong ngắn hạn.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc. Hiện vụ thu hoạch hạt tiêu tại Indonesia và Trung Quốc gần kết thúc. Sản lượng hạt tiêu đen của Indonesia tương đương năm 2021, nhưng sản lượng hạt tiêu trắng dự kiến thấp hơn khoảng 15%.
Sang tháng 9, vụ thu hoạch hạt tiêu ở Brazil vào cao điểm, năng suất dự kiến tương đương năm ngoái.
Các nhà xuất khẩu Brazil đang đẩy mạnh bán hàng tồn để chuẩn bị cho đợt hàng vụ mới. Thực tế vài tháng gần đây, lượng hạt tiêu Brazil bán ra thị trường nhiều hơn với giá rẻ.
Cùng với giá logicstic hợp lý, hạt tiêu Brazil đang chiếm ưu thế trên nhiều thị trường, nhất là tại châu Mỹ. Trong khi đó, sau một thời gian dài ngừng hoạt động, các thương nhân Trung Quốc cũng đã trở lại thu mua tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn hạn chế và nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ, EU không tăng.