Giá tiêu hôm nay 29/8 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 66.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 67.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 66.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.0000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
67,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
66,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
67,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
70,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
68.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
67, 000 |
0 |
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế giảm trong 3 tháng qua. Nguyên nhân là do thị trường Mỹ và châu Âu khá trầm lắng do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, trong 2 tuần qua, nguồn cung ở nhiều nơi khá khan hiếm nên càng khó có doanh số.
Tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu đen toàn cầu giảm 2% còn 53,69 điểm trong khi chỉ số giá tiêu trắng giảm nhẹ 0,1% còn 54,83 điểm. Tương tự, giá tổng hợp tiêu đen giảm 83 USD/tấn còn 3.994 USD/tấn, lần đầu tiên dưới mức 4.000 USD/tấn kể từ tháng 6/2021. Giá tổng hợp tiêu trắng giảm 8% còn 5.674 USD/tấn.
Theo thống kê của VPA, trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu tiêu nguyên liệu của Việt Nam bất ngờ tăng cao với 25.750 tấn (trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn), tăng mạnh 37,8% tương đương 7.066 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng trong tháng 7, lượng hồ tiêu nhập khẩu là 4.451 tấn, tăng mạnh 29,1% so với tháng trước và tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6% tổng lượng nhập khẩu. Nếu so với sản lượng nội địa, số lượng tiêu nhập khẩu là không quá lớn và giá cũng cao hơn đáng kể nên việc nhập khẩu này được cho là không ảnh hưởng đến giá tiêu trong nước.
Cộng đồng Hồ tiêu thế giới vẫn niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong tuần, tương ứng với 3.550 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l và 5.400 USD/tấn với tiêu trắng. Đơn vị này đánh giá thị trường tuần này tiếp tục diễn biến khá tiêu cực, không có quốc gia nào tăng điểm.
Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.
Các chuyên gia đánh giá, giá hạt tiêu tương đối ổn định trong những tháng qua bởi lượng hàng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu. Thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi, trong khi nông dân và đại lý nhỏ có xu hướng giữ hàng với dự đoán mức giá cao hơn.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế (IPC), lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó, giá hạt tiêu toàn cầu trong những tháng qua và hiện nay không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022, chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.
Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đánh giá, lượng hàng tồn hiện tại ước khoảng 80.000 - 100.000 tấn. Đây là khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu các tháng đầu năm suy giảm. Nguyên nhân xuất khẩu suy giảm do tình hình lạm phát toàn cầu, Trung Quốc kiên trì chính sách "Zero Covid" và cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Trong 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia thấp hơn 69,04% so với cùng kỳ năm ngoái, The Phnom Penh Post đưa tin.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hạt tiêu tính đến ngày 31/7 ở mức 6,9907 nghìn tấn, giảm đáng kể so với mức 22,58 nghìn tấn trong giai đoạn 1/2021 - 7/2021.
Một số người trong ngành nhận định rằng, đây là kết quả của sự sụt giảm nhu cầu do tác động của COVID-19 và sự phục hồi kém chắc chắn của kinh tế, kết hợp với cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Campuchia với thị phần ở mức 6.298,89 tấn, tương đương 90,10%.
Các thị trường tiêu thụ hàng đầu khác trong kỳ gồm có: Đức (608,44 tấn), Đài Loan (21 tấn), Pháp (15,08 tấn), Malaysia (13,64 tấn), Bỉ (13,24 tấn), Cộng hòa Séc (8,18 tấn), Nhật Bản (2,94 tấn) ), Thụy Điển (2,78 tấn) và Canada (1,28 tấn).
Trong thời gian này, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Hàn Quốc, Lithuania, Thụy Sĩ, Kazakhstan và Australia đều thu mua hạt tiêu từ Campuchia với sản lượng khá ít - không quá 1 tấn.
Theo bản tin thị trường tháng 8/2022 của Nedspice, vụ thu hoạch ở Indonesia và Trung Quốc đang dần kết thúc. Theo nhận định, sản lượng tiêu đen của Lampung tương tự như năm ngoái, trong khi sản lượng tiêu trắng của Muntok dự kiến thấp hơn 15%.
Còn sang tháng 9, vụ thu hoạch ở Brazil vào cao điểm với năng suất dự kiến tương đương năm ngoái. Chính vì điều này nên các thương lái đang đẩy mạnh bán hàng tồn của Brazil để chuẩn bị cho đợt hàng vụ mới. Thực tế vài tháng gần đây, lượng hàng Brazil bán ra thị trường nhiều hơn, và tại nhiều thị trường hơn với giá rẻ. Cùng với giá logicstic hợp lý, tiêu Brazil đang chiếm ưu thế trên nhiều thị trường, nhất là tại châu Mỹ. Theo Nedspice, điều này đã đẩy thị trường giảm 12% so với lần trước tháng và 15% so với năm ngoái.
Công ty này cũng nhận định, các điều kiện cho vụ mùa năm sau (thu hoạch tầm Tết Nguyên đán) tại Việt Nam đang khá thuận lơi, sản lượng dự kiến tăng 10 -15% so với năm ngoái (khoảng 200 - 210 ngàn tấn). Đáng chú ý, sự khác biệt giữa các tỉnh là lớn, với sản xuất tại Gia Lai tiếp tục xu hướng giảm, trong khi Đắk Lắk đang phục hồi tốt sau đợt giảm giá năm ngoái.
Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, các thương nhân Trung Quốc đã hoạt động trở lại hoạt động thu mua tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên sức mua vẫn còn hạn chế và nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ, EU không tăng. Do đó, giá tại Việt Nam không bật tăng được và có xu hướng giảm nhẹ trước sức cạnh tranh của tiêu Brazil.
Nedspice tổng kết, xu hướng giảm giá trong những tháng qua đã không khuyến khích những người nắm giữ lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay đầu cơ. Những tín hiệu tích cực cho vụ mùa tiếp theo của Việt Nam, cùng với chi phí giữ hàng cao, đã dẫn đến tình trạng tương đối trầm lắng. Thị trường không có nhiều áp lực mua.