Giá tiêu ngày 26/8/2022: Đồng loạt giảm 500 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 26/8 tiếp đà giảm thêm 500 đồng/kg trước những thông tin tiêu cực về xuất khẩu, thị trường Trung Quốc chưa khởi sắc và giá cà phê tăng mạnh hút vốn của hồ tiêu.

Giá tiêu hôm nay 26/8 giảm 500 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 70.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng, dao động trong  mức 68.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng, dao động ở ngưỡng 67.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giảm 500 đồng, dao động trong ngưỡng 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giả 500 đồng, dao động ở ngưỡng 67.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

68,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

67,000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

68,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70,500

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

69.000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67, 500

-500

Giá tiêu hôm nay 28/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 500 đồng/kg ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước liên tục suy giảm trước những thông tin tiêu cực về xuất khẩu trì trệ và giá cà phê tăng mạnh hút vốn của hồ tiêu.

Trong khi giá tiêu khô liên tục sụt giảm, hiện nay, nhiều thương lái đang tìm đến các nhà vườn trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để thu mua hạt tiêu xanh với mức giá trên 50.000 đồng/kg. Được thương lái thu mua với mức giá hợp lý, nhiều người dân đã sẵn sàng thu hái, bán tiêu xanh cho thương lái.

Theo ghi nhận, thị trường Âu - Mỹ và Trung Đông đang mua hồ tiêu Brazil nhiều hơn do chi phí logistics thấp hơn và giá cả cũng mềm hơn. Trong khi thị trường Trung Quốc vẫn còn khủng hoảng khiến giá tiêu chưa thể khởi sắc trong ngắn hạn.

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 7/2022 đạt 19.013 tấn tiêu các loại, giảm 5.197 tấn, tức giảm 21,47 % so với tháng trước và giảm 7.217 tấn, tức giảm 27,51% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 80,12 triệu USD, giảm 19,95 triệu USD, tức giảm 19,94 % so với tháng trước và giảm 14,77 triệu USD, tức giảm 15,57 % so với cùng kỳ năm trước.

Nhận định về thị trường tuần trước (15 - 19/8/2022), Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay thị trường cho thấy chiều hướng khá tiêu cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận sự gia tăng. Một trong những nguyên nhân là do tuần trước Ấn Độ và Indonesia tổ chức kỷ niệm ngày độc lập.

Cụ thể, ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ ổn định. Sau 2 tuần ổn định, giá tiêu nội địa Sri Lanka giảm trong tuần trước.

Tại Đông Nam Á, sau khi tăng trong 2 tuần qua, tuần trước giá tiêu Indonesia ghi nhận sự ổn định khi vụ thu hoạch tiếp tục diễn ra tại Lampung. Trong khi đó giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Malaysia ổn định và không thay đổi. Thị trường cũng ghi nhận giá tiêu nội địa và quốc tế Việt Nam giảm trong tuần trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 7/2022 của Việt Nam đạt 4.214 USD/tấn, tăng 1,94 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2022.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua là do chiến sự tại Đông Âu và dịch bệnh covid-19 lây lan khiến tiêu thụ toàn cầu sụt giảm, trong khi nhà nhập khẩu lo ngại việc thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng trung ương để ngăn chặn lạm phát toàn cầu và kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến hàng hóa nông sản phải gánh thêm lãi suất cơ bản ở mức cao. Các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể.

Trong một diễn biến khác, Ông William SC Yii, Giám đốc Công ty Nguong Aik Sdn Bhd (Kuching, Malaysia), cho biết, vụ tiêu mới của Indonesia - sẽ được đưa vào thị trường từ tháng tới, có thể sẽ có sản lượng lớn hơn so với năm 2021, theo trang The Star.

Ông nhận định, điều này có thể gây áp lực lên giá tiêu trên thị trường vì Indonesia là nhà sản xuất tiêu lớn thứ hai thế giới. Song song đó, đồng USD mạnh lên là một lý do khác khiến giá tiêu yếu đi vì có thể dẫn đến sự sụt giảm về mặt tiêu thụ của loại gia vị này.

Cuối năm ngoái, ông Yii đã tỏ ra lạc quan và dự đoán giá tiêu sẽ kéo dài đà phục hồi thêm 30% nữa vào năm 2022. Tuy nhiên, sự biến động bất ngờ như đã đề cập đã thay đổi phần lớn quan điểm của ông về triển vọng thị trường.

Ông bày tỏ: “Thị trường hồ tiêu hiện nay cực kỳ trầm lắng. Mặc dù các container hàng hóa hiện đã có sẵn và giá cước vận chuyển toàn cầu đã giảm so với mức cao nhất lịch sử vào năm ngoái, nhưng mức này vẫn còn cao so với thời kỳ trước COVID-19”.

Bình luận