Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 74.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, ở mức 72.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không đổi, dao động trong ngưỡng 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang ở ngưỡng 73.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở mức 72.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
72,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
71,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
72,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
74.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
73, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
72,000 |
|
Từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường hạt tiêu trong nước có sự biến động mạnh về giá. Chỉ tính từ ngày 1/3 đến ngày 19/3, giá hạt tiêu trong nước đã tăng 42 – 44% (tương đương 22.000 – 24.000 đồng/kg), từ 53.500 – 55.500 đồng/kg lên mức 76.000 – 79.000 đ/kg.
Sau đó, giá hạt tiêu có sự điều chỉnh giảm và dao động trong biên độ hẹp kể từ ngày 26/3 đến nay.
Theo đó, tính đến ngày 2/2 giá hạt tiêu tại nhiều tỉnh, thành dao động ở mức 70.000 – 74.500 đồng/kg, giảm 4.000 – 6.000 đ/kg so với ngày 19/3, nhưng vẫn cao hơn 17.000 – 20.000 đ/kg so với đầu tháng 1 năm nay và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Tại các cảng khu vực TP HCM của Việt Nam giá hạt tiêu đen cũng tăng 400 - 440 USD/tấn (tương đương mức tăng 12,3 – 13,9%) so với đầu tháng 3, lên mức 3.595 – 3.635 USD/tấn…. Giá tiêu trắng trên thị trường quốc tế cũng tăng từ 6% - 11% trong tháng 3.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng, sản lượng tiêu năm 2021 có thể giảm 25-30% so với năm 2020.
Tuy nhiên, theo số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê, sản lượng hồ tiêu thu hoạch trong quý I/2021 đạt 200 nghìn tấn, chỉ giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết: Giá tăng là điều rất đáng mừng, nhưng sự tăng nhanh và đột ngột đã gây ra nhiều xáo trộn. Qua nắm bắt tình hình cho thấy, đa số nông dân giữ hàng lại không bán.
Còn các đại lý thì gom hàng bán chủ yếu cho nhà đầu cơ, chứ không bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, các nhà xuất khẩu không mua được hàng để đáp ứng cho các hợp đồng xuất ngay hoặc trả nợ các hợp đồng đã ký trước đó.
Thiếu hụt sản lượng là nguyên nhân đẩy giá hồ tiêu tăng cao. Như vậy, có thể thấy, giá hồ tiêu dao động là từ quan hệ cung-cầu, tự thị trường điều chỉnh chứ không phải do một “bàn tay” nào làm giá.
Nếu năm 2020 sản lượng hồ tiêu của Việt Nam là 240.000 tấn thì niên vụ này ước sản lượng chỉ đạt dưới 150.000 tấn. Giá thành sản xuất hồ tiêu đang nằm mức 65-70 ngàn đồng/kg mà giá bán như hiện tại thì người trồng mới có lãi chút đỉnh.
Hiện tại, giá hồ tiêu đang có sự “rung lắc” nhưng tương lai ra sao là do diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi trồng lại cây hồ tiêu. Trước đây, bà con canh tác không đúng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dinh dưỡng trong đất còn cao, khó tiêu trừ, nấm bệnh vẫn còn tồn lưu trong đất. Do đó, để phát triển bền vững cây hồ tiêu, bà con nông dân cần thiết phải đảm bảo 2 điều kiện cơ bản đó là kiến thức về trồng hồ tiêu và khả năng đầu tư.
Thứ nhất, người trồng hồ tiêu tuyệt đối không được tái canh trên vườn hồ tiêu đã bị chết; phải chọn đất phù hợp để tránh việc tỷ lệ đất sét cao dẫn đến việc giữ nước, dễ bị nấm bệnh; phải chọn giống tốt; tránh trồng trụ bê tông và trụ gỗ, cần trồng trên trụ sống; phải để cỏ cho êm đất trong mùa nắng và rút nước trong mùa mưa. Đặc biệt, cần trồng xen với các loại cây khác để giảm áp lực sâu bệnh; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; trồng theo hướng hữu cơ nhằm tránh việc lạm dụng phân và thuốc hóa học… Thứ hai, cần cân nhắc đầu tư trồng theo khả năng tài chính của mình, không nên chạy theo thị trường, thấy giá lên thì ồ ạt trồng, giá xuống thì bỏ.
Giá tiêu thế giới tăng
Hôm nay 6/4/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng lên mức 40.266,65 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 không đổi, ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Campuchia cho biết, tiêu GI (chỉ dẫn địa lý) chiếm từ 70 - 100 tấn mỗi năm, với giá giao dịch từ 15 - 28 USD/kg. Sản lượng tiêu hữu cơ ở mức cao hơn, chiếm từ 100 - 150 tấn mỗi năm.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thông thường rơi vào khoảng 18.000 tấn và được thu mua với giá thấp đáng kể, dao động từ 2,50 - 3,75 USD/kg.
Ông Sok Sarang, Cố vấn của Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), nhận định, canh tác theo hợp đồng sẽ đem lại nguồn cung ổn định cho quá trình chế biến và xuất khẩu hồ tiêu, Khmer Times đưa tin.