Giá tiêu ngày 7/4: Giá tiêu ở Đông Nam Bộ biến động, giá thế giới ở mức cao

(VOH) - Giá tiêu ngày 6/4 tăng 500đồng/kg tại Đông Nam Bộ, những địa phương khác tiếp tục ổn định. Giá tiêu Ấn Độ vẫn neo ở mức cao sau nhiều phiên tăng gần đây.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, ở  mức 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở  ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 500 đồng/kg, lên ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở mức 71.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

74.500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73, 500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71,000

 

Giá tiêu hôm nay 7/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo phản ánh thực tế trong hai ngày qua, thương lái đang đẩy mạnh thu mua mạnh tại các tỉnh ở Đông Nam Bộ để chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu tháng 5, đẩy giá tiêu khu vực này tăng nhẹ. Trong khi, giá tiêu Tây Nguyên vẫn đi ngang trong nhiều ngày qua.

Các chuyên gia dự báo giá hồ tiêu trong tuần này khó có biến động mạnh. Bởi vào tuần sau, vụ thu hoạch năm nay tại nhiều địa phương mới kết thúc, lúc đó mới có con số củ thể về sản lượng hồ tiêu vụ mới.

Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết: Giá tăng là điều rất đáng mừng, nhưng sự tăng nhanh và đột ngột đã gây ra nhiều xáo trộn. Qua nắm bắt tình hình cho thấy, đa số nông dân giữ hàng lại không bán.

Còn các đại lý thì gom hàng bán chủ yếu cho nhà đầu cơ, chứ không bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, các nhà xuất khẩu không mua được hàng để đáp ứng cho các hợp đồng xuất ngay hoặc trả nợ các hợp đồng đã ký trước đó.

Thiếu hụt sản lượng là nguyên nhân đẩy giá hồ tiêu tăng cao. Như vậy, có thể thấy, giá hồ tiêu dao động là từ quan hệ cung-cầu, tự thị trường điều chỉnh chứ không phải do một “bàn tay” nào làm giá. Nếu năm 2020 sản lượng hồ tiêu của Việt Nam là 240.000 tấn thì niên vụ này ước sản lượng chỉ đạt dưới 150.000 tấn. Giá thành sản xuất hồ tiêu đang nằm mức 65-70 ngàn đồng/kg mà giá bán như hiện tại thì người trồng mới có lãi chút đỉnh.

Hiện tại, giá hồ tiêu đang có sự “rung lắc” nhưng tương lai ra sao là do diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi trồng lại cây hồ tiêu. Trước đây, bà con canh tác không đúng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dinh dưỡng trong đất còn cao, khó tiêu trừ, nấm bệnh vẫn còn tồn lưu trong đất. Do đó, để phát triển bền vững cây hồ tiêu, bà con nông dân cần thiết phải đảm bảo 2 điều kiện cơ bản đó là kiến thức về trồng hồ tiêu và khả năng đầu tư.

Thứ nhất, người trồng hồ tiêu tuyệt đối không được tái canh trên vườn hồ tiêu đã bị chết; phải chọn đất phù hợp để tránh việc tỷ lệ đất sét cao dẫn đến việc giữ nước, dễ bị nấm bệnh; phải chọn giống tốt; tránh trồng trụ bê tông và trụ gỗ, cần trồng trên trụ sống; phải để cỏ cho êm đất trong mùa nắng và rút nước trong mùa mưa. Đặc biệt, cần trồng xen với các loại cây khác để giảm áp lực sâu bệnh; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; trồng theo hướng hữu cơ nhằm tránh việc lạm dụng phân và thuốc hóa học… Thứ hai, cần cân nhắc đầu tư trồng theo khả năng tài chính của mình, không nên chạy theo thị trường, thấy giá lên thì ồ ạt trồng, giá xuống thì bỏ.

Giá tiêu thế giới ở mức cao

Hôm nay 7/4/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) dao động ở mức 40.266,65 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 không đổi, ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 7/4: Giá tiêu ở Đông Nam Bộ biến động, giá thế giới ở mức cao 2
Giá tiêu ngày 7/4: Giá tiêu ở Đông Nam Bộ biến động, giá thế giới ở mức cao 3

Tại Ấn Độ, hoạt động buôn bán gia vị ở bang Kerala, đặc biệt là hạt tiêu và bạch đậu khấu, đang phải đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ hai ở các thị trường vùng cao.

Trong trường hợp tiêu cực nhất, tình trạng gia tăng các ca nhiễm mới sẽ khiến nhu cầu giảm mạnh và có khả năng dẫn đến lệnh phong tỏa ở các khu vực này, The Hindu Business Line đưa tin.

Hầu hết các thương nhân đều chia sẻ quan điểm rằng, tại thời điểm giá tiêu đặc biệt ở mức cao, trung bình đạt 386 rupee/kg, điều này sẽ gây ra những bất lợi không hề nhỏ cho người trồng hồ tiêu lẫn người buôn bán.

Một nhà giao dịch ở làng Vandanmedu (huyện Idukki) nhận định: “Nếu có thêm bất kì hạn chế nào xảy ra thì sẽ cản trở quá trình vận chuyển hàng hóa và đặt ra thách thức cho ngành thương mại của quốc gia này”.