Chờ...

Giá tiêu ngày 8/11/2021: Dự báo Trung Quốc đẩy mạnh thu mua vào cuối năm

(VOH) - Giá tiêu ngày 8/11 đi ngang sau phiên giảm mạnh vào cuối tuần. Trung Quốc có thể đẩy mạnh thu mua hạt tiêu vào cuối năm, tín hiệu tích cực cho tiêu Việt xuất khẩu.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 87.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  85.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai, Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 85.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng  87.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  không đổi, dao động ở ngưỡng 86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 85.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

86,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

85,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

86,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

87.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

86,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

85, 000

0

Giá tiêu hôm nay 8/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Tuần qua, thị trường hồ tiêu nhìn chung có xu hướng đi xuống, các tỉnh thành ghi nhận mức giảm từ 1.500 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg.

Sau khi chạm mốc 90.000 đồng/kg, thị trường chứng kiến các đại lý đẩy mạnh bán tháo hàng hóa để thu lời. Nhiều dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng nóng dịp cuối năm khi thị trường có nhu cầu cao hơn.

Theo các chuyên gia, các ngưỡng giá có vai trò quan trọng, tác động nhiều đến tâm lý người đang có hàng, nhất là thời điểm nguồn cung hạn hẹp như hiện nay.

Đối với đại lý và giới đầu cơ thì đây là thời điểm chốt lời. Còn với người dân là tâm lý chờ đợi giá tốt để bán nhằm trang trải công nợ, tiền phân bón...

Theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) dự báo, có 2 kịch bản xảy ra từ nay đến cuối năm. Kịch bản thứ nhất, nếu thương lái Trung Quốc hạn chế sang mua để chuẩn bị cho dịp lễ tết, giá tiêu vẫn tăng nhưng không quá mạnh, tối đa 100.000 đồng/kg.

Ở kịch bản ngược lại nếu Trung Quốc tăng cường đơn hàng, giá tiêu thậm chí vượt mốc quan trọng 100.000 đồng/kg. Hiện lượng hàng mà thương lái Trung Quốc mua mới chỉ bằng 3/4 so với mọi năm.

Cùng với giá tiêu trong nước, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tính đến cuối tháng 10 đạt 4.490 USD/tấn, tăng 200 USD/tấn so với cuối tháng 9 do nguồn cung trên toàn cầu khan hiếm. Việt Nam là thị trường chiếm một nửa lượng tiêu trên thế giới.

Lượng hàng bán ra rất ít, một phần do nguồn cung trong dân gần như đã hết. Theo ước tính của Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA), sản lượng tiêu cả nước trong năm 2021 có thể giảm tới 25% xuống 180.000 tấn.

Sau một thời gian dài 'chìm sâu' dưới đáy, thời gian này, hồ tiêu xuất khẩu tăng giá dựng đứng. Đỉnh điểm, tháng 10, giá xuất khẩu hồ tiêu lên tới 4.500 USD/tấn đối với tiêu đen loại 550 g/l, giá tiêu trắng tăng lên mức 6.290 USD/tấn.

Báo cáo từ Bộ NN-PTNT cho thấy, giá tiêu xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021 cũng tăng tới 71,3%, đạt 3.434,2 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất từ năm 2018 tới nay. Thế nên, dù khối lượng xuất khẩu hồ tiêu chỉ đạt 783 nghìn tấn, giảm 5,7% nhưng giá trị vẫn tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cho hay, lượng tiêu xuất khẩu tuy giảm mạnh, có doanh nghiệp lượng xuất khẩu giảm tới gần 20%, nhưng doanh thu lại cao hơn từ 30-70% so với cùng kỳ năm 2020.

Hạt tiêu Việt Nam đang có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 60% sản lượng tiêu trên toàn thế giới. Đáng chú ý, thay vì chỉ xuất khẩu tiêu thô, thời gian này các sản phẩm phong phú như tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng, tiêu bột, tiêu ngâm giấm...

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá tiêu xuất khẩu tăng dựng đứng kéo giá tiêu tại thị trường nội địa tăng gần gấp đôi.

Cụ thể, tháng 1/2021, giá tiêu thô được thu mua ở mức 50.000 đồng/kg, thì đến giữa tháng 10/2021 đã vượt mốc 90.000 đồng/kg, có thời điểm còn đạt ngưỡng 100.000 đồng/kg. Còn riêng trong 10/2021, giá tiêu tăng trung bình 8.000-9.000 đồng/kg.

Những ngày đầu tháng 11 này, dù có phần hạ nhiệt song tại các thủ phủ hồ tiêu như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,... vẫn dao động ở mức 85.500-87.000 đồng/kg.

Dựa vào tín hiệu tích cực từ thị trường, cơ quan chức năng dự báo hai tháng còn lại của năm nay, lượng tiêu xuất khẩu có thể đạt 40.000-45.000 tấn. Cùng với đà tăng giá trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu có thể cán mốc 1 tỷ USD năm 2021.

Thời kỳ đỉnh cao vào năm 2015, tại Gia Lai thương lái thu mua hồ tiêu với mức giá 230.000 - 270.000 đồng/kg, khiến nông dân huyện Chư Sê đổ xô trồng cây tiêu.

Tuy nhiên, vào năm 2020 khi giá tiêu rớt thê thảm xuống còn 20.000 đồng/kg thì nhiều hộ dân, chủ yếu là các hộ đầu tư trồng về sau vỡ nợ ngân hàng buộc phải bán nhà, bán đất và bán luôn cả trụ tiêu để vào miền Nam mưu sinh. Cơn bão rớt giá quét qua thủ phủ hồ tiêu khiến người nông dân điêu đứng.

Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, giá tiêu sẽ tăng từ đây cho đến cuối năm 2021, dự báo trên 100.000 đồng/kg. Việc giá tiêu tăng lên trên 200.000 đồng/kg còn phải chờ 3-4 năm nữa. Không thể một sớm, một chiều giá tiêu tăng vọt. 

Với giá hồ tiêu hiện tại, người nông dân đã thu được lợi nhuận tốt. Những tháng cuối năm, nếu thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua tiêu để chuẩn bị cho thị trường dịp Tết Nguyên Đán thì chắc chắn giá tiêu sẽ tiếp tục tăng thêm.

Giá tiêu tăng lên, người trồng tiêu không còn bị lỗ và khả năng sẽ có giá tốt hơn trong tương lai, nhưng theo chuyên gia, ngành hàng này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, khi giá cước vận chuyển xuất khẩu ở mức cao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chi phí nguyên liệu đầu vào cũng đang gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc mua tiêu vào cuối năm. Do đó, nhiều khả năng lượng hàng đầu cơ từ những năm trước sẽ được bán ra.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 41 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 11%, đạt 12,52 triệu USD. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 25,66% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 30,54% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc đang nằm trong top 10 quốc gia nhập khẩu nhiều hồ tiêu nhất của Việt Nam.

Trước đó, ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho rằng, có hai kịch bản xảy ra từ nay đến cuối năm. Kịch bản thứ nhất, nếu thương lái Trung Quốc hạn chế sang mua để chuẩn bị cho dịp lễ tết, giá tiêu sẽ vẫn tăng nhưng không quá mạnh, tối đa 100.000 đồng/kg.

Ở kịch bản ngược lại nếu Trung Quốc tăng cường đơn hàng, giá tiêu thậm chí vượt mốc quan trọng 100.000 đồng/kg. Vị này cho hay, hiện lượng hàng mà thương lái Trung Quốc mua mới chỉ bằng 3/4 so với mọi năm.

Trong quý III/2021, giá hạt tiêu xuất khẩu tại hầu hết các nước sản xuất lớn trên thế giới đều có xu hướng đi lên. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm và hoạt động vận chuyển gặp khó khăn.

Tại Brazil, ngày 29/10, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 200 USD/ tấn so với ngày 30/9, lên mức 4.200 USD/tấn, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 46 USD/tấn so với ngày 30/9, lên mức 4.395 USD/tấn. Tại cảng Muntok, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 61 USD/tấn, lên mức 7.222 USD/tấn.

Tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 592 USD/tấn so với ngày 30/9, lên mức 6.311 USD/tấn.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 29/10, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9, lên mức 4.390 USD/tấn và 4.490 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9, lên mức 6.390 USD/tấn.