Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 88.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 85.500 đồng/kg tại Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 87.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 86.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 88.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 87.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 85.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
87,000 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
86,000 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
87,000 |
+500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
88.500 |
+1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
87,500 |
+1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
85,500 |
0 |
Sáng nay giá tiêu trong nước phục hồi tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 1.000 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Việc giá tiêu chưa thể vượt 90.000 đồng/kg là bởi áp lực bán ra chốt lời của giới đầu cơ và nông dân đang còn hàng để có tiền trang trải nợ nần và phân bón.
Thị trường hồ tiêu bắt đầu tháng 11 với những tín hiệu tốt khi giá quay trở lại mốc 90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này chỉ duy trì trong hai ngày đầu tháng sau đó nhanh chóng điều chỉnh về mức giá 88.000 đồng/kg.
Dường như đây không phải lần đầu tiên thị trường tiêu "rung lắc" khi đạt được mốc giá tròn trịa nào đó. Trước đó, khi giá tiêu đạt được các ngưỡng giá như 60.000, 70.000 và 80.000 đồng/kg cũng đã xảy ra các đợt điều chỉnh kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp sau đó bật tăng để vượt các ngưỡng này.
Lý giải cho hiện tượng trên, ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho rằng đây là các ngưỡng giá quan trọng, tác động nhiều đến tâm lý người đang có hàng, nhất là thời điểm nguồn cung hạn hẹp như hiện nay.
"Các đại lý, giới đầu cơ hay thậm chí người dân có hàng thường bán ra nhiều hơn ở ngưỡng giá tròn trịa với mục đích khác nhau. Đối với đại lý và giới đầu cơ thì đây là thời điểm chốt lời. Còn với người dân là tâm lý chờ đợi giá tốt để bán nhằm trang trải công nợ, tiền phân bón...", ông Bính nói.
Tâm lý của giới đầu cơ lướt sóng có lẽ chịu tác động mạnh nhất bởi chiến lược của họ là mua - bán ngắn hạn. Khi giá tốt sẽ lập tức bán để chốt lời, khác với những đại lý mua tích trữ rải rác trong năm.
Việc giá tiêu rung lắc ở mốc 90.000 đồng/kg khiến nhiều người hoài nghi về khả năng chinh phục mốc 100.000 đồng/kg như được kỳ vọng trước đó.
Theo ông Bính, có hai kịch bản xảy ra từ nay đến cuối năm. Kịch bản thứ nhất, nếu thương lái Trung Quốc hạn chế sang mua để chuẩn bị cho dịp lễ tết, giá tiêu sẽ vẫn tăng nhưng không quá mạnh, tối đa 100.000 đồng/kg.
Ở kịch bản ngược lại nếu Trung Quốc tăng cường đơn hàng, giá tiêu thậm chí vượt mốc quan trọng 100.000 đồng/kg. Vị này cho hay, hiện lượng hàng mà thương lái Trung Quốc mua mới chỉ bằng 3/4 so với mọi năm.
Trước đó, trong 10 ngày cuối cùng tháng 10, giá tiêu cũng đã từng chạm mốc 90.000 nhưng sau đó lại giảm xuống và tiếp tục nỗ lực phá vỡ vùng giá này lần 2 trong đầu tháng 11 nhưng thất bại.
Thời gian qua, nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá hạt tiêu tại thị trường nội địa ở mức cao. Lượng hàng bán ra rất ít, một phần do nguồn cung trong dân gần như đã hết. Theo ước tính của Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA), sản lượng tiêu cả nước trong năm 2021 có thể giảm tới 25% xuống 180.000 tấn.
Quý III/2021, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động trong biên độ hẹp và giữ ở mức cao. Xu hướng tăng giá diễn ra trong cả tháng 10/2021 nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Tuần cuối tháng 10/2021, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa ở mức 88.500 đồng/kg, tăng 8.500 đồng/kg so với cuối tháng 9/2021. Thậm chí có thời điểm giá tiêu chạm mức 90.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, giá tiêu đen tăng tới 70%.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 5/11 tại Ấn Độ ít biến động.
Ngày 4/11, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) thông tin, trong quý III/2021, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động trong biên độ hẹp và giữ ở mức cao. Xu hướng tăng giá diễn ra trong cả tháng 10 nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Giá hạt tiêu xuất khẩu tại hầu hết các nước sản xuất lớn trên thế giới tăng do nguồn cung khan hiếm và hoạt động vận chuyển gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tăng dịp cuối năm cũng tác động tích cực lên giá hạt tiêu.
Chẳng hạn tại Brazil, ngày 29/10, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9, lên 4.200 USD/tấn.
Tại cảng khu vực TP.HCM, giá hạt tiêu đen xuất khẩu vào cuối tháng 10 tăng 200 USD/tấn so với cuối tháng 9, lên mức 4.390 - 4.490 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 200 USD/tấn, lên mức 6.390 USD/tấn.
Hay tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 592 USD/tấn so với ngày 30/9, lên 6.311 USD/tấn…
Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. Theo Hiệp hội Hạt tiêu thế giới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm trong năm 2021 phần lớn do sản lượng của Việt Nam giảm 8%, trong khi sản lượng của Brazil giữ ổn định, sản lượng của Indonesia tăng 3%.
Theo trang PR Newswire, thị trường tiêu đen toàn cầu ước tính sẽ đạt quy mô 5,5 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 5% trong giai đoạn 2020-2026.
Trong đó, hạt tiêu đen xay, một trong những phân khúc quan trọng của ngành hồ tiêu, dự kiến sẽ ghi nhận CAGR là 5,4% và đạt quy mô 2,8 tỷ USD vào cuối năm 2026.