Giá tiêu ngày 3/11/2021: Giảm mạnh 500-1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 3/11 quay đầu giảm 500-1.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước và xuất khẩu đang có đợt điều chỉnh giảm. Dự báo, giá tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 88.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  86.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai, Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 87.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 86.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  88.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 87.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 86.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

87,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

86,000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

87,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

88.500

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

87,500

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

86,000

-500

Giá tiêu hôm nay 3/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 1.000 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Thị trường trong nước những ngày qua đang chùng xuống và đi ngang. Số liệu thống kê cho thấy, giá tiêu đen tại các nước sản xuất chủ chốt như Indonesia, Brazil, Việt Nam và Malaysia đã tăng từ 45 - 62,5% so với đầu năm nay. Trong khi đó, giá tiêu đen Ấn Độ ít biến động hơn, tăng 19,1%.

Tương tự, nếu so với đầu năm nay, giá tiêu trắng tại Việt Nam hiện đã cũng đã cao hơn 44,4%, Indonesia tăng 47,6% và Malaysia tăng 65,8%.

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành hồ tiêu, nhu cầu từ các thị trường lớn như Liên minh châu Âu, Mỹ và Trung Đông tăng lên trong năm nay sau khi chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm ngoái.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao, giá nguyên liệu sản xuất như phân bón tăng chóng mặt trên 100% đang dẫn đến nhiều thách thức cho người dân trong việc chăm sóc cây tiêu.

Chính tình trạng này đã tạo cơ hội cho giá tiêu tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay cũng như đầu năm 2022.

Theo các chuyên gia, thị trường trong nước có những ''rung lắc'' nhẹ giữa các đợt tăng, do các đơn vị thu mua đủ đơn hàng xuất khẩu hoặc chờ dòng tiền quay về. Tuy nhiên, đà tăng của giá tiêu vẫn là chủ đạo những tháng cuối năm.

Chia sẻ tại hội nghị giao thương trực tuyến cà phê và hồ tiêu Việt Nam được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức mới đây, ông Lê Việt Anh - Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, giá hồ tiêu sẽ có xu thế tăng trong những năm tới đây. Do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của thế giới đều tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong khi đó sản lượng sụt giảm nên việc tăng giá là tất yếu.

Hồ tiêu Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh như, sản phẩm đa dạng, giá cả luôn ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới, diện tích sản xuất hồ tiêu bền vững, có liên kết giữa doạnh nghiệp và nông dân ngày càng tăng khiến cho sản lượng được đảm bảo, cộng thêm rất nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ Chính phủ. Đây sẽ là những trợ lực rất lớn để thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sẽ còn nhiều khó khăn ngành hồ tiêu phải đối mặt như biến đổi khí hậu, rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu sẽ ngày càng cao, đặc biệt là thị trường châu Âu. Giá phân bón tăng kéo theo chi phí sản xuất. Doanh nghiệp cần cân nhắc và lên kế hoạch sản xuất, xuất khẩu thật chi tiết để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Với sự hiện diện ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, hồ tiêu Việt Nam luôn đứng đầu thế giới với mức xuất khẩu bình quân là 284 ngàn tấn/năm. 9 tháng năm 2021, xuất khẩu hơn 213 ngàn tấn, kim ngạch đạt khoảng 719 triệu USD.

Tuy sản lượng trong nước năm 2021 có sụt giảm khoảng 25% so với năm trước, chỉ còn khoảng 180 nghìn tấn, nhưng giá cả mặt hàng này đã tăng trở lại, cao gấp đôi so với năm 2020.

Đánh giá về nguyên nhân gây nên sự sụt giảm, ông Việt Anh cho rằng, năm 2019 và 2020, giá hồ tiêu xuống thấp khiến nông dân thua lỗ nặng, không còn vốn để tái sản xuất. Bên cạnh đó, tình hình sâu bệnh, biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều ha hồ tiêu bị ảnh hưởng nặng nề.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu Ấn Độ tăng mạnh, Malaysia giảm sâu trong khi thị trường trong nước tiếp tục xu hướng tăng

Theo Hindu Business Line, giá tiêu đen đã tăng 45-50 Rupee cho mỗi kg trong tuần trước lên 55-60 Rupee cho mỗi kg trong tuần cuối tháng 10, chạm mốc 460 Rupee/kg. Một số loại hiện còn đang được bán với giá 485 Rupee/kg.

Có một loạt yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến việc giá tiêu tăng. Đó là nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao trước mùa lễ hội, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu đen.

Cùng lúc đó, mưa trái mùa xảy ra đúng vào vụ thu hoạch trong bối cảnh lo ngại bão lũ khiến sản lượng tiêu thu hoạch giảm. Hàng tồn kho đã cạn kiệt trong năm qua. Cung cầu chênh lệch khiến giá cả tăng đột biến.

Các hộ trồng tiêu tại Ấn Độ cho biết, sản lượng tiêu trong năm tới có thể giảm trên 50%, điều này càng làm giá tăng, khi thương nhân và người tiêu dùng tăng cường tích trữ sản phẩm. Với giá tại thị trường nội địa tăng nhanh chóng, nhập khẩu tiêu đen từ Sri Lanka vào Ấn Độ cũng tăng đều đặn.

Trong thời gian từ tháng 1-9/2021, Sri Lanka đã nhập khẩu 6.063 tấn tiêu đen, tăng mạnh so với 2.343 tấn năm 2020 và 2.015 tấn năm 2019 trong cùng thời kỳ.

Thời tiết thất thường đã tác động đến các loại cây trồng chuẩn bị vào mùa thu hoạch khiến giá cả tăng lên. Giá các loại rau khác như hành tây và cà chua cũng tăng nhanh góp phần khiến lạm phát tiêu dùng gia tăng trong những tháng gần đây.