Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 8/12/2021: Giá tiêu tại Nam Á tăng nóng, các đại lý găm hàng

(VOH) - Giá tiêu ngày 8/12 ổn định, giá hồ tiêu tại Nam Á tăng nóng do nguồn cung khan hiếm, nông dân và các đại lý ở các thị trường sơ cấp găm hàng không bán với hy vọng giá sẽ tăng thêm.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 85.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  83.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng  85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  ổn định, dao động ở ngưỡng 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai không đổi, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

84,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

83,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

84,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

85,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

84,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

83,500

0

Giá tiêu hôm nay 8/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo đánh giá của Ptexim Corp, nông dân và các đại lý trong nước tiếp tục tập trung ngân sách tài chính vào thị trường cà phê nên thị trường hồ tiêu nội địa trầm lắng.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng dự báo thị trường hạt tiêu quả mọng nhẹ để chiết xuất tinh dầu đang rất sôi động với nhu cầu lớn ở thị trường Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này sẽ thúc đẩy giá tăng tốt trong thời gian tới.

Tây Nguyên là vùng nguyên liệu chính của hồ tiêu Việt Nam, giai đoạn vừa qua thời tiết không thuận lợi, cùng với tình trạng thiếu nhân công khi nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc, thu hoạch, sấy cà phê đầu vụ năm 2021/2022 và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng vụ tiêu 2021/2021 trong vài tháng tới.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu đen nội địa tăng nhẹ. Trong khi đó giá tiêu giao dịch trên thị trường quốc tế vẫn ổn định kể từ đầu tháng 9 do lượng giao dịch trên thị trường ít.

Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 2%, từ 3.494 USD/tấn lên 3.570 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 2%, từ 5.361 lên 5.488 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng 4.290 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh ổn định tại 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (29/11 - 3/12) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng, đây là tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong đợt này. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, lên 7.293 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng tăng 2% lên 7.560 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 7 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, từ 5.163 USD/tấn lên 5.252 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 26% trong hơn 1 tháng qua.

Trong khi đó, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Indonesia giảm do sự suy yếu của đồng Rupiah Indonesia so với USD (IDR 14.360 IDR/USD), giảm 1%.

Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 3.819 USD/tấn xuống 3.795 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.481 xuống 6.442 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 1%, từ 4.524 USD/tấn xuống 4.497 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 1%, từ 7.459 xuống 7.414 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu trắng của Malaysia trên thị trường quốc tế ghi nhận chiều hướng tích cực trong tuần này. Còn các loại khác được giao dịch ổn định trong 4 tuần qua.

Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giữ ổn định 3.558 - 3.572 USD/tấn; tiêu trắng nội địa từ 6.019 - 6.021 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching tăng từ 7.400 lên 7.440 USD/tấn.

Theo The Hindu Business Line, giá tiêu tại quốc gia Nam Á Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục 532 Rupees/kg dẫn đến việc nông dân và các đại lý ở các thị trường sơ cấp găm hàng không bán với hy vọng giá sẽ tăng thêm. Do đó, nguồn cung hàng hóa trên thị trường đã bị ảnh hưởng.

Số liệu từ Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia trong 9 tháng năm nay đạt 29.205 tấn, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, tiêu trắng nguyên hạt chiếm 47,7% tỷ trọng với 13.931 tấn, tiêu đen nguyên hạt là 10.800 tấn và chiếm 37% tỷ trọng, còn lại là tiêu đã xay.

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia sang các thị trường chính của nước này đều giảm như: Việt Nam giảm 50,5% (đạt 12.393 tấn); Trung Quốc giảm 40,6% (đạt 7.231 tấn); Mỹ giảm 7,8% (đạt 4.355 tấn).

Ba nước này chiếm 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia.

Xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia giảm là điều đã được dự báo từ trước do năng suất và sản lượng hồ tiêu của các nước này giảm trong năm nay, do đó Indonesia chủ yếu tập trung nguồn cung cho thị trường nội địa.

Bình luận