Giá xăng dầu hôm nay 11/3/2023: Giá thế giới vọt tăng, trong nước sẽ tăng nhẹ vào ngày 13/3

(VOH)-Giá xăng ngày 11/3 bật tăng lại sau khi dữ liệu việc làm tốt hơn dự báo của Mỹ. Dự báo giá xăng dầu trong nước sẽ điều chỉnh tăng vào ngày 13/3.
Giá xăng dầu hôm nay 11/3/2023: Giá thế giới vọt tăng, trong nước sẽ tăng nhẹ vào ngày 13/3 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu trong nước s tăng

Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, do rơi vào ngày nghỉ nên kỳ điều hành giá mới sẽ được dời sang ngày 13/3.

Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương đến ngày 6/3 cho thấy giá xăng trên thị trường Singapore tăng tương đối mạnh so với kỳ điều hành ngày 1/3.

Mức tăng dao động trong khoảng 3%. Xăng 92 đã tăng giá lên ngưỡng 98,72 USD/thùng, giá của xăng 95 tăng lên 102,46 USD/thùng. Các loại dầu cũng trên đà tăng, dầu hỏa tăng lên 107,75 USD/thùng, diesel tăng lên 106,36 USD/thùng, dầu mazut lên 461,87 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,74 USD, lên mức 77,41 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,55 USD, lên mức 83,21 USD/thùng.

2 phiên giao dịch gần nhất vào ngày 8 - 9/3, giá xăng tại Singapore đã có đà giảm nhưng vẫn cao hơn so với kỳ điều hành trước.

Giá xăng tại thị trường trong nước được dự báo sẽ tăng sau hai phiên giảm liên tục gần đây, mức tăng nhẹ dao động khoảng 100 - 200 đồng/lít.

Trường hợp Liên Bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hoặc chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể tiếp tục giảm. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, số dư trong quỹ bình ổn hiện đang còn hơn 4.600 tỷ đồng.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 11/3/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 11/3/2023: Giá thế giới vọt tăng, trong nước sẽ tăng nhẹ vào ngày 13/3 2
 

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu ngày 11/3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,27% lên 76,68 USD/thùng vào lúc 7h45 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 1,29% lên 82,64 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h45 ngày 11/3/2023

Giá xăng dầu hôm nay 11/3/2023: Giá thế giới vọt tăng, trong nước sẽ tăng nhẹ vào ngày 13/3 3
 

Chốt phiên giao dịch ngày 10/3, giá dầu thô Brent tăng 1,5% lên 82,28 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,3% lên 76,68 USD.

Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 10/3 sau báo cáo việc làm tốt hơn dự kiến của Mỹ, nhưng xác lập tuần giảm hơn 3% vì lo ngại lãi suất cao hơn.

Kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và ở châu Âu đã che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu và khiến cả dầu Brent lẫn dầu WTI đều giảm giá tới 3 phiên liên tiếp trong tuần.

Fed có thể có ít lý do để tăng lãi suất mạnh như một số người đã lo ngại, sau khi một báo cáo của chính phủ công bố vào ngày 10-3 đã thắp lên hy vọng lạm phát “hạ nhiệt” trong bối cảnh thị trường lao động đang bình thường hóa.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo về việc tăng lãi suất cao hơn và có khả năng nhanh hơn, đồng thời nhấn mạnh Ngân hàng Trung ương Mỹ đã sai khi nghĩ rằng lạm phát ban đầu là "tạm thời". Nhiều chuyên gia phân tích đã kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 21-22/3 thay vì chỉ tăng 25 điểm.

Nhà phân tích Phil Flynn của Price Group nhận xét về biến động của giá dầu những ngày gần đây và cho biết “giá dầu đang dao động dữ dội do lo ngại mới về việc tăng lãi suất của Fed”.

Đồng USD mạnh lên cũng khiến giá dầu trở nên đắt đỏ hơn, kiềm chế đà tăng của giá dầu.

Thị trường chứng khoán toàn cầu, thường biến động cùng với giá dầu, đã chạm mức thấp nhất trong 2 tháng khi các nhà đầu tư bán phá giá cổ phiếu các ngân hàng.

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 2 đã tăng thêm 311.000 việc làm, cao hơn so với kỳ vọng 205.000 việc làm. Điều này có khả năng đảm bảo rằng Fed sẽ tăng lãi suất trong thời gian dài hơn.

Về phía cung, các nhà sản xuất dầu lớn là Ả Rập Xê-út và Iran, hai thành viên của OPEC, đã thiết lập lại quan hệ sau nhiều ngày đàm phán không được tiết lộ trước đó ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 2 xuống 590 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 6-2022.