Giá xăng dầu thế giới thế giới tăng
Giá xăng dầu ngày 19/1, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,36% lên 86,19 USD/thùng vào lúc 6h15 (giờ Việt Nam) ngày 19/1. Giá dầu thô Brent giao tháng 3 cũng tăng 0,07% lên 88,56 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h15 ngày 19/1/2022
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba (18/1), giá dầu thô Brent tăng 1,2% lên 87,51 USD/thùng. Trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,9% lên 85,43 USD.
Cả hai loại dầu thô đều chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 và một số nguồn tin OPEC cho biết, mức 100 USD/thùng không nằm ngoài tầm với.
Cả hai mặt hàng dầu này đều chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Nếu cứ đà tăng này, mốc 100 USD/thùng không còn nằm ngoài tầm với đối với dầu thô Brent.
Giá dầu tăng khi các nhà đầu tư lo lắng căng thẳng chính trị toàn cầu liên quan đến các nhà sản xuất lớn như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Nga có thể làm trầm trọng thêm triển vọng nguồn cung vốn đã eo hẹp.
Những lo ngại về nguồn cung ngày một lớn dần trong tuần khi mà nhóm phiến quân Houthi ở Yemen tấn công Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), làm leo thang xung đột giữa nhóm có mối liên hệ lâu đời với Iran này và liên minh do Ả Rập Xê-út dẫn đầu.
Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết thiệt hại đối với các cơ sở khai thác dầu của UAE ở Abu Dhabi không đáng kể, nhưng nó đặt ra câu hỏi về sự gián đoạn nguồn cung lớn hơn nữa trong khu vực vào năm 2022.
Công ty dầu khí ADNOC của UAE cho biết họ đã triển khai các kế hoạch kinh doanh liên tục để đảm bảo nguồn cung sản phẩm không bị gián đoạn cho các khách hàng địa phương và quốc tế sau sự cố tại kho nhiên liệu Mussafah.
Ở một diễn biến khác, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quân đội Nga đã được điều động đến Belarus theo những gì chính quyền Moscow và Minsk nói là sẽ tập trận chung, làm dấy lên lo ngại đội quân này có khả năng được sử dụng để tấn công quốc gia láng giềng Ukraine, theo Reuters.
Trong khi đó, các nhà sản xuất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang gặp khó khăn để bơm ở công suất cho phép theo thỏa thuận OPEC+ với Nga và các đồng minh để tăng thêm 400.000 thùng dầu/ngày mỗi tháng.
OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về sự tăng trưởng của nhu cầu dầu toàn cầu năm 2022, bất chấp biến thể virus corona Omicron và lãi suất dự kiến sẽ tăng.
Các nhà phân tích thuộc Goldman Sachs dự kiến tồn trữ dầu tại các nước thuộc OECD sẽ chạm mức thấp nhất kể từ năm 2000 vào mùa hè, với giá dầu Brent sẽ tăng lên 100 USD/thùng vào cuối năm nay.