Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 21/2: Giá thế giới tăng vọt

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 21/3 tăng vọt vì lo ngại gia tăng về xung đột tiêm tàng giữa Nga và Ukraina, với Mỹ. Giá trong nước có thể tăng mạnh vào chiều nay.

Giá xăng dầu trong nước có thể tăng mạnh chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 21/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Ở kỳ điều chỉnh chiều nay, giá xăng dầu khả năng cao tiếp tục tăng khi giá dầu thế giới tiến sát 100 USD, doanh nghiệp trong nước kêu "càng bán càng lỗ".

Dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 17/2 cho thấy, bình quân xăng RON 92 có giá 108,8 USD một thùng, giá xăng RON 95 ở mức 111,32 USD một thùng. Mức này tăng 7-8% so với kỳ điều chỉnh trước đó.

Do đó theo dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng trong kỳ điều chỉnh vào chiều nay (21/2). Lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho biết, ở kỳ điều hành ngày mai (21/2), giá xăng có thể tăng quanh mức 1.000-1.100 đồng/lít, còn dầu 800-900 đồng/lít.

Trong trường hợp cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ BOG thì giá xăng, dầu trong nước có thể tăng ít hơn.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm 2022. Hiện giá xăng trong nước đang ở mức cao nhất trong 8 năm qua.

Trước đó, trong kỳ điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 11/2, nhà điều hành đã tăng mạnh giá xăng dầu.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 21/2/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 21/2: Giá thế giới tăng vọt, giá trong nước có thể tăng mạnh vào chiều nay 2

Giá xăng dầu thế giới tăng

Giá xăng dầu ngày 21/2, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,53% lên 91,59 USD/thùng vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 1,15% lên 92,44 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h00 ngày 21/2/2022

Giá xăng dầu hôm nay 21/2: Giá thế giới tăng vọt, giá trong nước có thể tăng mạnh vào chiều nay 3

Giá dầu thô tăng vọt hơn 1% trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (21/2), do lo lắng gia tăng về xung đột tiềm tàng giữa Nga và Ukraine, với việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nói rõ rằng Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu xâm lược quốc gia láng giềng của mình.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Nga sẽ bị chặn khỏi thị trường tài chính quốc tế và bị từ chối tiếp cận các mặt hàng xuất khẩu lớn cần thiết để hiện đại hóa nền kinh tế nếu nước này xâm lược Ukraine, theo Reuters.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết nếu một cuộc xâm lược của Nga diễn ra như Mỹ và Anh đã cảnh báo trong những ngày gần đây, giá dầu Brent tương lai có thể tăng vọt trên 100 USD/thùng.

Theo công ty nghiên cứu Rystad Energy, tổng sản lượng từ các khu sản xuất chính của Mỹ, gồm mỏ Permian, Eagle Ford, Niobrara, Bakken và Andadarkok, đạt 7,7 ttieuej thùng/ngày trong quý IV/2021, và được dự báo tiếp tục tăng khi giá dầu leo cao.

"Nếu giá dầu đạt và duy trì quanh mức 100 USD/thùng, tổng sản lượng từ các khu vực trụ cột này sẽ đạt 9,9 triệu thùng/ngày vào quý IV/2023, đánh dấu mức tăng 2,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2021".

Sản lượng dự kiến sẽ vượt qua mức cao nhất năm 2019 là 8,1 triệu thùng/ngày vào quý II năm nay và mở rộng hơn nữa nếu một siêu chu kỳ - thời kỳ giá cao kéo dài - xuất hiện.

Tổng sản lượng dầu, khí đốt và chất lỏng khí tự nhiên từ các khu vực sản xuất cốt lõi của Mỹ đã trở lại mức trước đại dịch COVID, đạt tổng cộng khoảng 15,6 triệu thùng dầu/ngày trong quý IV năm ngoái, theo báo cáo.

Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất mọi thời đại là hơn 16 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3.

Trong khi đó công ty Baker Hughes cho hay các công ty năng lượng Mỹ tiếp tục tăng số giàn khoan dầu và khí đốt vào tuần trước, chuỗi tăng kéo dài 7 tuần liên tiếp đầu tiên kể từ tháng 2/2021, vì giá dầu thô lên cao nhất kể từ năm 20214.

Cụ thể, số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng thêm 10 giàn lên 645 trong tuần tính đến ngày 18/2, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.

Baker Hughes báo cáo tổng số giàn khoan tăng 248 giàn, tương đương 62%, so với thời điểm này năm ngoái.

Trong đó, các giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm 4 giàn lên 520 trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng thêm 6, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 5/2021, lên 124 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2019.

Tuần trước, giá dầu ghi nhận một tuần biến động trái chiều, với giá dầu thô Brent đã tăng nhẹ 0,9% trong tuần tăng thứ 9, trong khi dầu thô WTI giảm 1,7%, kết thúc chuỗi tăng kéo dài 8 tuần.