Giá xăng dầu trong nước có thể tăng mạnh 2.000 đồng/lít vào kỳ tới
Giá dầu nhập khẩu tăng, đẩy giá xăng dầu trong nước có thể tăng mạnh tại kỳ điều hành tới. Theo tính toán, đến nay, xăng dầu nhập khẩu đã đắt hơn giá bán trong nước từ 430 - 2.220 đồng/lít.
Sáng 27/8, lãnh đạo một doanh nghiệp phân phối xăng dầu ở TP.HCM dự báo, giá cơ sở trong kỳ điều chỉnh tới sẽ tăng mạnh trở lại. Tham chiếu trên thị trường Singapore, giá xăng trong nước đang thấp hơn khoảng 400 - 700 đồng/lít, giá dầu thấp hơn khoảng 2.200 đồng/lít.
Theo quy định, xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh vào ngày 1.9, tuy nhiên, do rơi vào kỳ nghỉ lễ, thời điểm điều chỉnh dự kiến lùi sang ngày 5.9.
Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Công thương và Sở Công thương, Quản lý thị trường các tỉnh thành hôm qua 26.8, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ông Bùi Ngọc Bảo đề nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính sớm xem xét đưa chi phí, phụ phí xăng dầu trong nước (từ nhà máy lọc dầu về tới kho của doanh nghiệp đầu mối) vào cơ cấu giá bán lẻ, nhằm phản ánh đúng chi phí thực tế. Việc này giúp doanh nghiệp có thêm phần điều chỉnh chiết khấu, đủ bù đắp chi phí kinh doanh.
Hôm nay, giá bán các loại xăng dầu trong nước áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ 15h ngày 22/8 sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 27/8/2022
Đơn vị: đồng
Giá xăng dầu thế giới tăng
Giá xăng dầu ngày 27/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,49% lên 92,97 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 cũng tăng 1,27% lên 100,6 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới ngày 27/8/2022
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu (26/8), giá dầu thô Brent tăng 1,65 USD lên 100,99 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 56 US cent/thùng lên 93,06 USD. Cả hai loại dầu đã tăng và giảm 1 USD/thùng trong suốt phiên giao dịch.
Tính chung tuần, giá dầu Brent đã tăng 4,4% trong khi dầu WTI tăng 2,5%.
Giá dầu tăng cao hơn vào phiên cuối tuần, được thúc đẩy bởi các tín hiệu từ Saudi Arabia rằng, OPEC có thể cắt giảm sản lượng để bù đắp việc các thùng dầu của Iran quay trở lại thị trường nếu Tehran đạt được thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.
OPEC có thể cắt giảm sản lượng để bù đắp việc các thùng dầu của Iran quay trở lại thị trường
Các nước UEA trở thành thành viên OPEC+ mới nhất tuyên bố rằng họ phù hợp với suy nghĩ của Saudi Arabia về thị trường dầu thô.
Như vậy, giá dầu đã bật tăng mạnh, sau thời gian giảm giá khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể được áp dụng “trong một thời gian” để chống lại lạm phát, nghĩa là đang thể hiện tăng trưởng kinh tế chậm hơn, thị trường việc làm yếu hơn…
Song, dữ liệu cho thấy lạm phát giảm nhẹ hơn dự báo, với chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Fed trong tháng 7 giảm xuống 6,3% trên cơ sở hàng năm, từ mức 6,8% trong tháng 6. Kỳ vọng lạm phát dựa trên các biện pháp của Đại học Michigan cũng đã giảm bớt trong tháng 7.
Do đó, giảm được nổi lo về lạm phát. Giá dầu tăng thêm trợ lực tăng tốc và đây được dự báo là tâm điểm tin tức cho biến động tuần tới.