Sau 5 lần giảm liên tiếp, giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới có thể tăng khoảng 2.000 đồng/lít
Tại thị trường thế giới, phiên giao dịch sáng ngày 29/8 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,30 USD/thùng, tương ứng 0,32 lên mức 93,36 USD/thùng; dầu Brent tăng 0,06 USD/thùng tương ứng 0,06% lên mức 101,05 USD/thùng.
Sau một tuần phủ sắc xanh, cụ thể là giá dầu WTI đã tăng 2,9% trong tuần trước và giá dầu Brent tăng 4,4%, thì trong tuần này, các thị trường và các nhà quan sát kỳ vọng vào nhu cầu dầu ở châu Âu và Trung Quốc sẽ tăng mạnh khi nhiều quốc gia trong khu vực châu Âu đang bế tắc trong việc đảm bảo nguồn cung khí cho mùa đông khắc nghiệt sắp tới.
Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore hiện tăng mạnh. Cụ thể, ngày 24/8, xăng RON 92 (để pha chế xăng E5 RON 92) tăng lên mức 111,94 USD/thùng, còn xăng RON 95 tăng lên mức 115,71 USD/thùng. Giá các mặt hàng dầu cũng tăng mạnh, giao dịch quang ngưỡng 143-146 USD/thùng.
Ngày 1/9 là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ, nhưng do trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên việc điều chỉnh có thể sẽ lùi lại vào ngày 5/4.
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ 15h ngày 22/8.
Hôm nay, giá bán các loại xăng dầu trong nước áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ 15h ngày 22/8 sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 30/8/2022
Đơn vị: đồng
Giá xăng dầu thế giới giảm
Giá xăng dầu ngày 30/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,22% xuống 96,8 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng giảm 0,12% xuống 102,57 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00ngày 30/8/2022
Giá dầu tăng hơn 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (29/8), tiếp đà tăng của cuối tuần trước, nhờ triển vọng sản lượng OPEC+ giảm và bất ổn tại Libya giúp giảm bớt sức mạnh từ đồng USD và triển vọng tăng trưởng không tốt tại Mỹ.
Chốt phiên giao dịch ngày 29/8, giá dầu thô Brent tăng 4,1% lên 105,09 USD/thùng, sau khi tăng 4,4% trong tuần trước. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 4,2% lên 97,01 USD, sau khi tăng 2,5% vào tuần trước.
Giá dầu đã kéo dài mức tăng của tuần trước (Brent tăng 4,4%, và WTI tăng 2,5%) bởi khả năng cắt giảm sản lượng của OPEC+ và tình hình bất ổn Libya đã “lấn át” sự mạnh lên của đồng USD và triển vọng tăng trưởng tồi tệ của Mỹ.
Đầu tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út đã cảnh báo về khả năng OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng trước bối cảnh gia tăng nguồn cung từ Iran nếu Tehran đạt được một thỏa thuận hạt nhân với phương Tây. Ngày 5-9 tới, OPEC+ sẽ nhóm họp để đưa ra chính sách sản lượng cho tháng 10.
Sugandha Sachdeva, Phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Religare Broking nhận xét giá dầu đang nhích lên cao với hy vọng OPEC và các đồng minh sẽ cắt giảm sản lượng để khôi phục cân bằng thị trường trước sự hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong khi đó, các quốc gia là thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có thể phát hành nhiều dầu hơn từ các kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) nếu họ thấy cần thiết khi chương trình hiện tại hết hiệu lực, người đứng đầu cơ quan này cho biết hôm 29/8.
Giá dầu thô đã tăng trong năm nay, với giá dầu Brent gần đạt mức cao kỷ lục 147 USD vào tháng 3 do Nga tấn công Ukraine làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Những lo ngại gia tăng về lãi suất cao, rủi ro lạm phát và suy thoái đã đè nặng lên thị trường.
Tuy nhiên đà tăng của giá dầu bị hạn chế bởi đồng USD mạnh, với giá đạt mức cao nhất trong 20 năm vào đầu tuần sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu rằng lãi suất sẽ được giữ ở mức cao hơn trong thời gian dài để kiềm chế lạm phát, theo Reuters.