Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Vụt tăng sau khi mất 9% vào phiên trước

(VOH) Giá xăng dầu ngày 6/7 bật tăng sau khi lao dốc tới 9%. Giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.000 đến gần 2.000 đồng mỗi lít trong kỳ điều hành ngày 11/7.

Giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.000 đến gần 2.000 đồng mỗi lít trong kỳ điu hành ngày 11/7

Một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở Hà Nội cho biết, trước bối cảnh giá xăng dầu nhập đang hạ nhiệt, giá xăng trong nước có khả năng sẽ giảm vào ngày 11.7 tới.

Giá xăng dầu hôm nay 6/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Bộ Công Thương cho biết, sáng nay (5.7), giá xăng nhập từ Singapore rớt rất mạnh chỉ còn 145 USD/thùng. Như vậy, giá xăng nhập đã rớt 4 phiên liên tiếp, mở ra kỳ vọng giá xăng trong nước sẽ có đợt giảm thứ 2 liên tiếp vào kỳ điều chỉnh ngày 11.7 tới.

Giá xăng nhập rớt do giá dầu thô toàn cầu đang giảm. Theo các chuyên gia, chính việc thị trường đang lo ngại suy thoái kinh tế xảy ra trên toàn cầu đã đẩy giá dầu hạ nhiệt bất chấp nguồn cung vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan nào.

Ở kỳ điều hành ngày 1/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 6/7/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Vụt tăng sau khi mất 9% vào phiên trước 2

Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu ngày 6/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,54% lên 101,03 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 2,38% lên 105,35 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 6/7/2022

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Vụt tăng sau khi mất 9% vào phiên trước 3

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba (5/7, giá dầu thô Brent giảm 9,5% xuống 102,77 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 8,2% xuống 99,5 USD/thùng. Thị trường Mỹ đóng cửa vào thứ Hai (4/7) để nghỉ lễ Quốc khánh.

Cả hai loại dầu đều ghi nhận mức giảm tỷ lệ phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 9/3 và tác động đến giá cổ phiếu của các công ty dầu khí lớn.

Theo ông Robert Yawger của Mizuho, ​​thị trường dầu đang trở nên tồi tệ hơn và cách lý giải duy nhất đó là nỗi sợ hãi về suy thoái kinh tế.

Giá dầu kỳ hạn giảm cùng với giá khí đốt tự nhiên, xăng dầu và cổ phiếu, vốn thường đóng vai trò là chỉ báo nhu cầu đối với dầu thô.

Trong khi đó, việc xét nghiệm COVID-19 hàng loạt ở Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về khả năng phong toả, khiến nguy cơ giảm tiêu thụ dầu sâu hơn.

Thượng Hải cho biết sẽ bắt đầu các đợt xét nghiệm hàng loạt mới đối với 25 triệu cư dân của mình trong thời gian 3 ngày, với lý do nỗ lực để theo dõi các chủng virus mới liên quan đến sự bùng phát tại một quán karaoke.

Ông Dennis Kissler, phó chủ tịch của BOK Financial, cho hay lo ngại nhu cầu trong mùa lái xe của Mỹ sẽ giảm sau kỳ nghỉ lễ ngày 4/7 cũng có vẻ gây áp lực lên thị trường.

Chỉ số Dow Jones giảm khoảng 1% trong khi chỉ số S&P 500 giảm gần 1%.

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm 4,7%, dầu sưởi giảm khoảng 8% và giá xăng giao tại cảng New York giảm 10,5%.

Nếu suy thoái xảy ra và làm mất đi nhu cầu năng lượng đáng kể, thị trường dầu sẽ ghi nhận nhiều biến động dữ dội hơn, ôngAndy Lipow, chủ tịch của công ty tư vấn Lipow Oil Associates, cho hay.

Trong khi đó, nhu cầu trú ẩn an toàn đối với trái phiếu chính phủ Mỹ đã thúc đẩy đồng USD tăng khoảng 1,3%, điều cũng gây áp lực lên giá dầu vì khiến nó trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác, theo Reuters.