Chờ...

Tin nóng trưa 2/3: Thêm nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng học trực tiếp

(VOH) - Thêm nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng học trực tiếp; Hơn 1,6 triệu liều vắc xin Pfizer về đến TPHCM; Thí điểm dùng CCCD thay thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh là những tin nóng trưa nay.

TIN TRONG NƯỚC

Thêm nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng học trực tiếp
Thêm nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng học trực tiếp

Thêm nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng học trực tiếp

Tính đến hết ngày 1/3, thêm nhiều tỉnh, thành phố điều chỉnh lịch học với học sinh mầm non, tiểu học và một số khối lớp bậc THCS chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến.

Sở GD&ĐT Bắc Ninh vừa đề nghị phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cho học sinh cấp tiểu học, THCS, trường liên cấp tạm dừng triển khai dạy học trực tiếp, chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để đảm bảo hiệu quả phòng dịch. 

UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho trẻ em, học sinh tiểu học toàn tỉnh, học sinh THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình nghỉ học trực tiếp kể từ ngày 28/2 đến hết ngày 12/3. 

UBND thành phố Hoà Bình quyết định cho học sinh tiểu học, THCS, TH&THCS, phổ thông dân tộc bán trú tiếp tục cho học sinh nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3.

UBND TP Hà Nội thống nhất với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc cho học sinh từ lớp 1-6 ở 18 huyện, thị xã ngoại thành chuyển sang học online từ 28/2 cho đến khi có thông báo mới. Cấp mầm non nghỉ học tại nhà.

Bình Thuận: hàng quán tại huyện đảo Phú Quý chỉ bán mang đi

Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, UBND huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) đã áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 ở cấp độ 3 ("vùng cam") từ 0 giờ ngày 3/3.

Nhà hàng, quán ăn, quán nước trên huyện đảo chỉ được bán mang về, dừng phục vụ tại chỗ. Dừng tất cả các hoạt động tập trung đông người trong nhà, ngoài trời; hoạt động tắm biển; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; tiệc cưới, hiếu hỷ; các dịch vụ massage, quán bar, internet, khu vui chơi, yoga...

Trong những ngày qua, số ca mắc Covid-19 tại huyện đảo Phú Quý liên tục tăng cao. Chỉ trong 2 ngày 28/2 và 1/3, huyện đảo ghi nhận 42 ca mắc, chủ yếu được phát hiện ngoài cộng đồng.

Hơn 1,6 triệu liều vắc xin Pfizer Mỹ viện trợ đã về đến TP.HCM
Hơn 1,6 triệu liều vắc xin Pfizer Mỹ viện trợ đã về đến TPHCM

Hơn 1,6 triệu liều vắc xin Pfizer Mỹ viện trợ đã về đến TPHCM

Hôm qua 1/3, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, lô vắc xin Pfizer/BioNTech gồm 1.661.400 liều đã được chuyển giao cho Việt Nam và đến TP.HCM. Tổng số vắc xin mà Mỹ hỗ trợ Việt Nam hiện đã hơn 26 triệu liều các loại. Ngoài nguồn hỗ trợ từ các nước, Việt Nam cũng ký kết hợp đồng với các hãng dược trong đó có Pfizer để đảm bảo đủ nguồn vắc xin cho chiến dịch tiêm chủng.

Hôm 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với ông Albert Bourla, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer. Thủ tướng đề nghị Pfizer sớm giao toàn bộ 22 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam, chậm nhất là vào tháng 5/2022.

Sơ tán 200 người Việt ở Ukraine ra khỏi vùng chiến sự
Sơ tán 200 người Việt ở Ukraine ra khỏi vùng chiến sự

Sơ tán 200 người Việt ở Ukraine ra khỏi vùng chiến sự

Tính đến trưa 1/3, đã có khoảng 200 người Việt được Đại sứ quán và các hội đoàn tại Ukraine hướng dẫn và hỗ trợ sơ tán ra khỏi vùng chiến sự.

Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các hãng hàng không trong nước, các cơ quan đại diện tại Ukraine, khu vực lân cận đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh, an toàn, các điều kiện cần thiết để sơ tán công dân Việt Nam khỏi vùng chiến sự và về nước nếu có nguyện vọng.

Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) và Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cũng đã đưa ra các khuyến cáo, hướng dẫn an toàn đối với công dân, cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, sẵn sàng tiếp nhận thông tin và kịp thời hỗ trợ bà con tại Ukraine.

Thí điểm dùng CCCD gắn chip thay thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh
Thí điểm dùng CCCD gắn chip thay thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh

Thí điểm dùng CCCD gắn chip thay thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn về việc triển khai thí điểm khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) bằng CCCD gắn chip hoặc VNEID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an.

Cơ sở y tế sẽ triển khai quy trình quét kiểm tra thông tin CCCD gắn chip hoặc ứng dụng VNEID tích hợp trên điện thoại di động của người bệnh. Nếu đã có thông tin hợp lệ BHYT thì tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành. Với người bệnh không có CCCD gắn chip, không sử dụng ứng dụng VNEID thì vẫn sử dụng thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh để khám, chữa bệnh như bình thường.

Bộ Tài chính trình phương án giảm thuế xăng dầu

Trước tình trạng giá xăng dầu tiếp tục tăng tạo áp lực lớn đến giá cả hàng hóa trên thị trường trong bối cảnh người dân đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (hiện giá xăng đã tiến sát mốc 27.000 đồng/lít, mức cao nhất từ trước đến nay), Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ về phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

 Theo các chuyên gia, thuế, phí của mặt hàng xăng dầu nếu được điều chỉnh giảm sẽ giúp ổn định giá của mặt hàng này, kiểm soát lạm phát và duy trì phát triển kinh tế bền vững.

TIN THẾ GIỚI

2.100 tỉ USD bốc hơi do nắng nóng hàng năm
2.100 tỉ USD bốc hơi do nắng nóng hàng năm

2.100 tỉ USD bốc hơi do nắng nóng hàng năm

Theo nghiên cứu của Đại học Durham (Mỹ), giai đoạn 2001-2020, việc tránh nắng nóng đã khiến thế giới mất không dưới 677 tỉ giờ làm việc mỗi năm trên các lĩnh vực, đặc biệt ở môi trường lao động ngoài trời như đồng áng hay công trường xây dựng.

Việc không thể lao động dưới trời nắng nóng ít nhiều đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các nước. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, khoảng 2.100 tỉ USD "bốc hơi" mỗi năm do nắng nóng khiến lao động phải nghỉ việc.

Ở một số quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới châu Phi, thiệt hại này chiếm đến hơn 10% GDP. Tổn thất ở các quốc gia khu vực Nam Á cũng rất đáng kể, với khoảng 5% GDP ở Việt Nam, Bangladesh hay Indonesia.

Các nhà khoa học cảnh báo đến năm 2100, những đợt nắng nóng và sốc nhiệt lặp đi lặp lại này sẽ khiến GDP toàn cầu "tan chảy" 4% mỗi năm.

Mỹ chủ trì hội nghị cấp cao đặc biệt với các nước ASEAN

Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì hội nghị cấp cao đặc biệt với lãnh đạo các nước ASEAN tại thủ đô Washington vào ngày 28 - 29/3 tới đây. hội nghị này là cơ hội để thể hiện cam kết của Mỹ đối với ASEAN cũng như kỷ niệm 45 năm quan hệ Mỹ - ASEAN.

Trước đó, vào cuối tháng 11/2021, Mỹ cho biết đang có kế hoạch tổ chức hội nghị cấp cao trực tiếp giữa Tổng thống Joe Biden và lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 1/2022 tại thủ đô Washington.

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ASEAN - Mỹ vào tháng 10/2021, Tổng thống Biden đã cam kết dành 102 triệu USD để hỗ trợ các nước ASEAN trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và các vấn đề khác.

Đất nông nghiệp bị thoái hóa năng nề
Đất nông nghiệp bị thoái hóa năng nề

Đất nông nghiệp bị thoái hóa nặng nề

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, gần 1/3 diện tích đất trồng trọt và chăn nuôi trên thế giới sẽ không còn thích hợp để sản xuất lương thực.

Tình trạng mất mùa và gia súc chết vì nhiệt độ tăng cao chỉ là một vài trong số những thảm họa có thể xảy ra với hệ thống lương thực của thế giới vào năm 2050 khi Trái đất ấm lên. Những kịch bản như vậy sẽ dẫn đến giá cả cao hơn và khiến thêm 80 triệu người có nguy cơ bị thiếu đói.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã xem xét một cách tổng thể nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu, từ những thành phố không thể sống được cho đến các nền kinh tế đang thu hẹp. Trong đó, triển vọng về nguồn cung cấp lương thực trong tương lai là đặc biệt nghiêm trọng.

Mưa lớn, nhiệt độ cao, chất lượng đất kém hơn, sự gia tăng của các loài gây hại như cào cào và giảm các loài thụ phấn hữu ích như ong sẽ khiến nguồn cung cấp ngũ cốc bị đình trệ. Năng suất ngô, gạo và lúa mì dự kiến ​​sẽ giảm 10% đến 25% cho mỗi mức độ ấm lên.

Thiếu hụt lao động nước ngoài tại Nhật Bản
Thiếu hụt lao động nước ngoài tại Nhật Bản

Thiếu hụt lao động nước ngoài tại Nhật Bản

Theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, năm 2030 Nhật Bản có thể thiếu hụt 630 nghìn lao động nước ngoài. Phân tích của Cơ quan Nghiên cứu dân số cho thấy, đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 90 triệu người. Trong đó, số người trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng hơn 8%. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài để bù đắp thiếu hụt nhân công ở Nhật Bản đang ngày càng tăng.

Nước này cũng liên tiếp đưa ra các chính sách ưu đãi mới để thu hút nguồn lao động từ các nước, nhất là lao động chất lượng cao trong ngành sản xuất, chế tạo.

Nhật Bản liên tục cải thiện chính sách dành cho thực tập sinh, chế độ kỹ năng đặc định để thu hút thêm lao động từ các nước, theo đó thì các điều kiện đãi ngộ đang dần được nâng cao, mục tiêu là biến Nhật Bản trở thành điểm đến lý tưởng cho lao động nước ngoài, đặc biệt là những lao động tay nghề cao.

Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang tại nhiều địa điểm công cộng
Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang tại nhiều địa điểm công cộng

Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang tại nhiều địa điểm công cộng

Pháp đã tiếp tục nới lỏng các quy định phòng dịch, trong đó có việc không yêu cầu đeo khẩu trang tại nhiều địa điểm công cộng.

Bắt đầu từ tuần này, khi đến những nơi công cộng như viện bảo tàng, rạp chiếu phim hay nhà hàng, quầy bar, khách hàng chỉ cần trình chứng nhận tiêm chủng mà không cần phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, khẩu trang vẫn là bắt buộc đối với hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Với các trường học nằm trong vùng an toàn hoặc ở các khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh, học sinh có thể bỏ khẩu trang trong giờ ra chơi và tham gia các hoạt động tập thể.

Các quy định về thời gian cách ly đối với trường hợp tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thay đổi. Kể từ hôm nay, nếu người được tiêm chủng đầy đủ khi tiếp xúc với người bệnh, chỉ cần thực hiện một lần xét nghiệm hai ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, thay vì ba lần trước đây.