1. Năm mới đầu tiên bắt đầu vào tháng 3
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch. Tuy nhiên, trong quá khứ, ngày năm mới đầu tiên lại được tổ chức vào thời điểm khác.
Cụ thể lễ hội đón năm mới sớm nhất có cách đây khoảng 4000 năm. Khi đó, người dân Babylon cổ đại bắt đầu năm mới vào thời điểm mà ngày nay chúng ta gọi là tháng 3.
2. Ai ấn định ngày 1/1 là ngày đầu năm mới?
Lịch mà ngày nay chúng ta sử dụng được gọi là lịch Gregory (hay còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch) do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành vào năm 1582. Ông cũng ấn định ngày 1/1 là ngày đầu năm mới. Kể từ đó đến nay, hầu hết các quốc gia đều đón năm mới vào ngày này.
3. Bắn pháo hoa để xua đuổi điều không tốt
Vào thời điểm giao thừa, các quốc gia trên thế giới sẽ bắn pháo hoa chào đón năm mới. Đây không chỉ là một cách ăn mừng mà còn mang nhiều ý nghĩa.
Pháo hoa xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước và được cho là phát minh của người Trung Quốc. Người ta cũng cho rằng bắn pháo hoa sẽ xua đuổi những điều không tốt đồng thời mang lại may mắn. Chính vì vậy mà nó trở thành một trong những hoạt động hoàn hảo cho năm mới.
4. Các quốc gia đón năm mới theo cách khác nhau
Dù cùng đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch nhưng mỗi quốc gia lại có những phong tục riêng để cầu điều tốt lành.
Ví như ở Anh, ngoài rượu mạnh và bánh mì người đến xông nhà sẽ mang theo than vì đây là những món đồ tượng trưng cho may mắn. Người Đan Mạch sẽ ném bát đĩa cũ trước nhà hàng xóm, bạn bè để thể hiện sự thân thiết, cầu chúc may mắn cũng như loại bỏ những điều không tốt của năm cũ.
Người Chile lại đón năm mới tại nghĩa trang để chung vui với người đã khuất. Còn người Scotland thì rải tiền vàng trước nhà vào đêm trước năm mới với mong muốn đầu năm thấy vàng sẽ “phát tài”…
5. Vì sao tháng 1 trong tiếng Anh lại là January?
Trong tiếng Anh, tháng 1 là January. Nhiều thông tin cho rằng tên của tháng 1 được đặt theo tên của vị thần La Mã Janus. Tuy nhiên, thực tế tên gọi January bắt nguồn từ từ “ianua” (cái cửa) trong tiếng Latinh. Việc chọn cái tên January cho tháng đầu tiên của năm tượng trưng cho việc mở ra cánh cửa mới khi năm mới bắt đầu.
6. Nhật Bản đón Tết Dương lịch như một ngày lễ chính
Không đón Tết theo lịch âm như nhiều nước châu Á khác, Nhật Bản coi Tết Dương lịch là ngày lễ tết chính. Trước đó, người dân Nhật Bản cũng ăn Tết Nguyên đán nhưng họ đã từ bỏ ngày này dù ban đầu, việc không ăn Tết theo lịch âm bị phản đối kịch liệt.