Chờ...

Chỉ số ROE là gì? Hướng dẫn cách tính ROE

Chỉ số ROE trong tiếng Anh là Return On Equity - một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh biểu trưng cho lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu.

Lợi nhuận luôn là thước đo chính xác nhất mà những người đầu tư hay kinh doanh thấy được sau quá trình cố gắng làm giàu của mình.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích một cách ngắn gọn và chính xác nhất về chỉ số ROE – thuật ngữ chỉ lợi nhuận trong mua bán, kinh doanh ngày nay mà bất kỳ ai khi muốn tự kinh doanh hay đầu tư đều phải nắm rõ.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE trong tiếng Anh là Return On Equity - một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh biểu trưng cho lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu. Ngoài ra, chỉ số ROE còn phản ánh chân thực năng lực sử dụng đồng vốn làm thế nào để sinh lời.

Cách tính ROE cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn của chủ sở hữu và nhân cho 100%. Tất cả con số trong phép tính này đều phải dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ.

voh.com.vn-roe-la-gi-1

Công thức tính ROE (Nguồn Internet)

Trong đó, lợi nhuận ròng sau thuế chính là thu nhập dành cho cổ phiếu thường. Và vốn chủ sở hữu chính là tổng số vốn của chủ sở hữu.

voh.com.vn-roe-la-gi-2

Hiểu và nắm rõ về chỉ số ROE của một công ty giúp người đầu tư hạn chế rủi ro (Nguồn Internet)

Một ví dụ dễ hiểu cho các thuật ngữ và phép tính trên, đó là doanh nghiệp của chị A đang tính toán lợi nhuận công ty mình dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ, trong đó:

  • Lợi nhuận ròng sau thuế của công ty chị A là: 20.000.000đ.
  • Vốn của công ty chị A đầu kỳ là: 100.000.000đ

Như vậy, để tính ra lợi nhuận cho công ty chị A thì chúng ta có phép tính cho công ty chị là ROE = 20.000.000/100.000.000 = 0,2 hay 20%. Điều này có nghĩa là từ 1 đồng vốn kinh doanh mà công ty chị A bỏ ra sẽ sinh ra được 0.2 đồng lợi nhuận cho công ty chị.

Chỉ số ROE có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kinh doanh, vì theo các chuyên gia nếu chỉ số ROE của một doanh nghiệp chỉ tăng trong một năm gần nhất, còn lại những năm khác đều tăng giảm thất thường thì khả năng là hoạt động kinh doanh chưa ổn định.

Ngược lại, khi chỉ số ROE của một doanh nghiệp tăng đều và ổn định qua các năm tức là doanh nghiệp đó sử dụng nguồn vốn rất hiệu quả.

voh.com.vn-roe-la-gi-3

Chỉ số ROE mang lại tầm nhìn chính xác cho nhiều doanh nghiệp (Nguồn Internet)

Quan sát chỉ số ROE khi tự kinh doanh 

Muốn xem chỉ số ROE một cách chính xác nhất khi bạn tự mở một cơ sở kinh doanh thì nhất định phải đối chiếu cẩn thận với các chỉ số tài chính khác của bạn. Vì chỉ khi hiểu rõ từng loại chỉ số và mối liên hệ giữa chúng, bạn mới có thể biết và đánh giá chính xác nhất hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian qua.

Việc kiểm soát lợi nhuận khi tự kinh doanh thông qua các chỉ số ROE cụ thế sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn tự ước lượng lợi nhuận, vì chỉ số ROE được coi là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả của bạn trong việc sử dụng vốn ban đầu để tạo ra lợi nhuận cho cơ sở kinh doanh của mình. Chỉ số ROE còn rất hữu ích trong việc so sánh giá trị của cơ sở kinh doanh của bạn với các cơ sở khác trong cùng một ngành.

Tìm hiểu chỉ số ROE trước khi đầu tư

Khi tự kinh doanh hay đầu tư vào một dự án hay công ty nào đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về chỉ số ROE của họ. Vì chỉ số ROE sẽ cho bạn biết chính xác nơi mình đầu tư vào hay có ý định kinh doanh sẽ thu lời bao nhiêu khi bạn bỏ ra đồng vốn của mình.

Nếu chỉ số ROE càng cao cho thấy khả năng đầu tư và kinh doanh của bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn, do đó, rất nhiều nhà đầu tư lớn đều nhìn vào chỉ số ROE mới quyết định rót vốn vào. Chỉ số ROE càng cao thì nhà đầu tư càng thích vì nó cho thấy giá trị của nơi đầu tư là vô cùng cao trên thị trường, đồng nghĩa với việc sẽ sinh lời rất lớn khi bạn đầu tư vào.

voh.com.vn-roe-la-gi-4

Hiểu ROE là cách tốt nhất cho việc đầu tư và kinh doanh (Nguồn Internet)

Nếu nhận thấy chỉ số ROE của doanh nghiệp mà bạn có thể đầu tư vào ở mức cao và duy trì trong nhiều năm thì tin mừng cho bạn là doanh nghiệp này rất đáng đầu tư. Vì những doanh nghiệp có năng lực, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.