Kiểm soát nội bộ - Công cụ giúp kiểm soát công ty hiệu quả

Kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Hãy xem bài viết sau đây để biết cách quản lý hệ thống nội bộ của doanh nghiệp nhé.

Kiểm soát nội bộ là một trong những yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp phát triển. Nhưng với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro quản trị hay đầu tư. Vậy kiểm soát nội bộ là gì, làm thế nào để kiểm soát bộ máy nội bộ có hiệu quả. Hãy xem bài viết sau đây nhé!

voh.com.vn-kiem-soat-noi-bo-cong-cu-phat-trien-cong-ty-anh-0

Kiểm toán sổ sách và đối chiếu thông tin chính xác (Nguồn: Internet)

Kiểm soát nội bộ là gì?

Kiểm soát nội bộ là hệ thống những quy tắc và các quy trình kiểm soát nhằm kiểm tra tính an toàn và chính xác của những thông tin về tài chính. Có thể nói kiểm soát nội bộ rất quan trọng đối với doanh nghiệp ngoài kiểm soát còn giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm soát hệ thống nội bộ còn có thể hạn chế sự gian lận của các nhân viên quản lý tài chính trong công ty.

Tại sao cần phải kiểm soát nội bộ?

Việc kiểm soát hệ thống nội bộ của doanh nghiệp dưới góc độ của nhà quản trị là một việc làm tất yếu. Bởi vì một công việc hay quy trình nào khi vận hành đều có những rủi ro, sự cố việc kiểm soát tốt nội bộ có thể làm giảm thiểu rủi ro tốt nhất.

Ngoài ra một hệ thống nội bộ vững mạnh có thể mang lại những lợi ích rất tuyệt vời dành cho doanh nghiệp:

  • Đảm bảo tính chính xác của những số liệu từ kế toán nội bộ.

  • Giúp công ty phát triển.

  • Giảm bớt rủi ro quản trị.

  • Giảm bớt rủi ro về tài chính.

Các nguyên tắc chung của việc kiểm soát nội bộ

voh.com.vn-kiem-soat-noi-bo-cong-cu-phat-trien-cong-ty-anh-1

Kiểm soát hệ thống nội bộ giúp doanh nghiệp phát triển (Nguồn: Internet)

Dưới đây là những nguyên tắc giúp việc kiểm soát hệ thống nội bộ tốt và hiệu quả hơn.

Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát của hệ thống kiểm soát bao gồm những nội dung:

  • Quan điểm của nhà quản trị.

  • Tính trung thực và đạo đức.

  • Cơ cấu tổ chức bộ máy nội bộ.

  • Chính sách của công ty.

  • Thủ tục kiểm soát.

Chuyên viên kiểm soát nội bộ cần phải tuân thủ và áp dụng những chính sách có trong phạm vi quyền quản lý của mình.

Quy trình đánh giá rủi ro

Thông thường quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro được xác định bằng văn bản và được phổ biến cho những người có trách nhiệm trong đó có kiểm toán nội bộ. Cụ thể quy trình của kiểm toán nội bộ như sau:

  • Tuân thủ các chính sách các công ty.

  • Kiểm tra độ chính xác của sổ sách từ kế toán.

  • Xác định các rủi ro và xây dựng kế hoạch giải quyết.

  • Báo cáo công việc cho cấp trên trực tiếp.

Hệ thống giám sát và đánh giá

voh.com.vn-kiem-soat-noi-bo-cong-cu-phat-trien-cong-ty-anh-2

Hệ thống nội bộ hoạt động hiệu quả mang lại lợi ích cho công ty (Nguồn: Internet)

Những thông số giúp đánh giá kiểm soát hệ thống nội bộ của doanh nghiệp hiệu quả.

Kiểm soát quản trị:

Những hoạt động của quản trị bao gồm: lên kế hoạch, lãnh đạo, đo lường và kiểm soát. Trong đó kiểm soát là một chức năng quan trọng mà mọi nhà quản trị cần phải thực hiện. Cụ thể những nhà quản trị cần phải kiểm soát những kế hoạch và cân bằng ngân sách cũng như đo lường KPI cần đạt được.

Kiểm soát thủ tục:

Nhà quản trị cần thực hiện những công việc sau:

  • Kiểm soát các thủ tục và dữ liệu trong hệ thống.

  • Đảm bảo những thông tin có nguồn gốc rõ ràng.

  • Báo cáo lên cấp trên.

Với những công đoạn và quy trình cụ thể trong quá trình kiểm soát hệ thống nội bộ nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát hệ thống nội bộ là những chính sách và thủ tục để ban giám đốc có thể đánh giá kết quả từ đó đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Cụ thể những hoạt động kiểm soát trong 1 doanh nghiệp bao gồm:

  • Kiểm tra.

  • Phê chuẩn các tài liệu có liên quan.

  • Kiểm tra tính chính xác của số liệu.

  • Kiểm tra độ chênh lệch giữa số liệu của kiểm toán và kế toán.

Tuân thủ và trách nhiệm kiểm tra

Những nhà quản trị cần phải tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc và phạm vị trách nhiệm của bản thân. Thường xuyên kiểm tra và đối chiếu sổ sách để phát hiện kịp thời những sai sót và sự cố. Sau đó đưa ra những hướng giải quyết kịp thời.

Làm thế nào để kiểm soát nội bộ tốt

voh.com.vn-kiem-soat-noi-bo-cong-cu-phat-trien-cong-ty-anh-3

Công nghệ giúp quản lý nội bộ dễ dàng hơn (Nguồn: Internet)

Mỗi công ty sẽ có những chiến lược và cách hoạt động riêng, nhưng để việc kiểm soát nội bộ tốt bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau:

Trách nhiệm của nhà quản lý

Nhà quản lý phải có trách nhiệm điều hành và giám sát trực tiếp hệ thống nội bộ của công ty để phù hợp với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó nhà quản trị cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những chính sách và coi trọng đạo đức nghề nghiệp.

Kiểm soát chi tiêu trong công ty

Dòng tiền trong công ty cần được kiểm soát chặt chẽ vì nó có liên quan trực tiếp đến tài sản của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm, những công ty có đội kế toán riêng không nên giao tất cả số sách và quyền duyệt chi cho 1 cá nhân mà cần phải có sự kết hợp giữa các phòng ban.

Sắp xếp công việc

Chuyên môn hóa công việc có thể giúp việc kiểm soát hệ thống nội bộ của công ty dễ dàng được tiến hành hơn. Từ đó giúp những người có thẩm quyền đánh giá hiệu quả chi tiết và chính xác. Ngoài ra việc thực hiện hoạt động chấm chéo giữa các phòng ban cũng có thể giúp phát hiện ra những sai sót và sự cố rất hiệu quả.

Như vậy với những thông tin qua bài viết trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ kiểm soát hệ thống nội bộ tốt và hiệu quả. Hãy cùng đón đọc những bài viết sau để tích lũy thêm kiến thức về lĩnh vực tài chính, quản lý doanh nghiệp nhé.

Vốn ít kinh doanh gì? Những ý tưởng kinh doanh nhỏ hot nhất hiện nay: Khởi nghiệp với tiềm lực tài chính hạn chế không hề dễ dàng. Với các ý tưởng vốn ít kinh doanh gì mà VOH gợi ý, giờ đây kinh doanh ít vốn không còn khó!
Ma trận SWOT là gì? Ứng dụng thế nào cho hiệu quả?: Ma trận SWOT một mô hình mà bất kỳ ai làm kinh doanh đều đã từng nghe hoặc từng áp dụng. Nhưng áp dụng thế nào cho đúng và hiệu quả mới là vấn đề quan trọng.