Lợi thế thương mại cũng là tài sản của một doanh nghiệp nhưng là tài sản vô hình. Giá trị của lợi thế thương mại bằng tổng giá mua trừ đi tổng giá trị các tài sản hữu hình.
Lợi thế thương mại (Goodwill) là gì?
“Lợi thế thương mại” hay còn được gọi là Goodwill thì đây là một loại tài sản vô hình hay không lưu hành, phát sinh khi một người mua lại một doanh nghiệp hiện có.
Lợi thế thương mại đại diện cho những tài sản không thể nhìn thấy, lợi thế thương mại được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty. Lợi thế thương mại chỉ được ghi nhận khi giá mua cao hơn tổng giá trị tài sản vô hình và các khoản nợ phải trả.
Một số tài sản thuộc lợi thế thương mại bao gồm: thương hiệu công ty, data khách hàng, mối quan hệ với đối tác, mối quan hệ với nhân viên, những công nghệ độc quyền, các giải thưởng...
Lợi thế thương mại là tài sản vô hình của công ty (Nguồn Internet)
Công thức tính lợi thế thương mại (Goodwill)
Công thức tính lợi thế thương mại như sau:
Lợi thế thương mại = Giá phí hợp nhất kinh doanh – (% Sở hữu x Giá trị tài sản thuần của giá hợp lý)
Lợi thế thương mại được tính ở trên là chênh lệch giữa tổng số tiền mua lại công ty và các tài sản có thể nhận dạng được.
Ví dụ:
Công ty của anh A mua lại công ty của chị B với giá 100 triệu USD. Theo đó, toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty chị B này là 50 triệu USD. Bao gồm các tài sản như nhà cửa, xe cộ, máy tính. Hay giá trị thương hiệu của công ty này khi định giá. Ngoài ra, công ty của chị B có tổng các khoản nợ là 20 triệu USD.
Như vậy công ty của chị B có giá trị tài sản thuần là 30 triệu USD. Chi phí mà công ty anh A mua công ty chị B là 100 triệu USD. Như vậy chênh lệch 70 triệu USD số tiền chênh lệch này người ta gọi đó là lợi thế thương mại.
Lợi thế thương mai xuất hiện khi mua, bán, sáp nhập công ty (Nguồn Internet)
Một vài ví dụ về lợi thế thương mại
Ví dụ 1:
Giả sử Công ty F mua lại X với giá 1 tỷ USD. Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty X là 500 triệu USD (cộng tất cả các loại nhà cửa, ô tô, máy tính, động sản, bất động sản (có thể bao gồm cả giá trị thương hiệu của X hiện đang phản ánh trên BCTC (nếu có),...)
Giá trị các khoản nợ của công ty X là 100 triệu USD. Như vậy giá trị tài sản thuần của công ty X là 400 triệu USD. Khoản chênh lệch giữa giá mà công ty F bỏ ra mua công ty X và giá trị tài sản thuần là 600 triệu USD, đó chính là lợi thế thương mại.
Ví dụ 2:
Công ty COR mua lại BUX với giá 2 tỉ USD, sau việc mua bán này COR sở hữu toàn bộ BUX, giá trị các khoản nợ của BUX là 100 triệu USD. Giá trị tài sản thuần của BUX là 900 triệu USD.
Lợi thế thương mại trên = 2 000 000 000 -100% x 900 000 000 = 1 100 000 000
Ví dụ 3
Tập đoàn RED sáp nhập với Tập đoàn BLUE thông qua việc mua lại 65% vốn. Tổng chi phí mà RED bỏ ra để mua lại 65% tỷ lệ sở hữu BLUE là 1,015 tỷ đồng, tài sản thuần (sau khi đánh giá lại phản ánh giá trị hợp lý tại ngày mua) là 1,333 tỷ đồng (65% tương ứng là 867 tỷ), lợi thế thương mại là 148 tỷ đồng (1,015 tỷ - 867 tỷ).
Lợi thế thương mại càng cao thì một hoặc nhiều tài sản vô hình của công ty có giá trị cao.
Để tìm hiểu thêm thông tin về tài chính, thương mại mời bạn truy cập website VOH mỗi ngày.