Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tìm hiểu hiệu ứng Diderot để thoát khỏi vòng xoáy mua sắm không kiểm soát

Hiệu ứng Diderot là việc bạn mua sắm một cách mất kiểm soát, đặc biệt là chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiệu ứng này trong bài viết sau đây.

Con gái lúc nào cũng than thở là “hết đồ để mặc” trong khi mở tủ ra thì quần áo đồ đạc lại chất như núi, thậm chí có những chiếc còn chưa mặc một lần. Nhiều đồ là vậy nhưng mỗi khi có hãng thời trang nào “sale off” là lại tiếp tục xách hết túi nọ đến túi kia về. Mua được chiếc áo đẹp lại phải mua thêm quần, túi xách, đồng hồ… để phối cùng, điều này cho thấy sở thích mua sắm của nhiều chị em dường như không có điểm dừng. 

Tất cả những ví dụ trên là minh chứng cho việc con người đang mắc hiệu ứng Diderot. Cái tên này có thể nghe còn lạ lẫm nhưng thực tế là hiệu ứng này đã được phát hiện ra từ thế kỉ 18. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem hiệu ứng này là gì và cách khắc phục như thế nào nhé!.

voh.com.vn-hieu-ung-diderot

Tìm hiểu về hiệu ứng Diderot (Nguồn: Internet)

Hiệu ứng Diderot là gì?

Hiệu ứng Diderot là thuật ngữ dùng để chỉ thói quen mua sắm không ngừng nghỉ của một người nào đó. Đồ đạc bạn mua về không cần thiết, thậm chí không dùng đến nhưng vẫn mua.

Hiệu ứng này dựa trên 2 giả định về thói quen mua sắm của con người đó là: Mua hàng để phù hợp với phong cách của bạn. Mua hàng khi có sản phẩm mới dù không phù hợp với phong cách quen thuộc của bạn nhưng sản phẩm đẹp vẫn quyết định mua. Và vòng xoáy này cứ lặp đi lặp lại khiến bạn mất kiểm soát.

Nguồn gốc của hiệu ứng Diderot

Hiệu ứng Diderot bắt nguồn từ tên gọi của một triết gia nổi tiếng của nước Pháp. Ông là đồng tác giả của bộ bách khoa toàn thư toàn diện nhất thời đại Encyclopédie nổi tiếng thế giới. 

Cả đời Diderot sống trong cảnh đói nghèo. Cho đến năm 1765, con gái ông kết hôn nhưng ông lại không có tiền để mua sính lễ. Biết được hoàn cảnh của ông, nữ hoàng Catherine Đại Đế của Nga đã quyết định mua lại thư viện của Diderot với số tiền là 1.000 bảng Anh. Và ông trở nên giàu có trong chớp mắt.

Có tiền trong tay, Diderot mua một chiếc áo choàng màu đỏ rất đẹp. Nhưng khi mua nó về, ông thấy chẳng có bộ đồ nào phù hợp với mình và ông quyết định mua sắm thêm đồ mới. Đồ mà Diderot mua không chỉ là quần áo mà còn đồ trang trí trong nhà. 

Sau này, trong một bài tiểu luận của mình, ông đã tỏ ra rất hối hận về hành vi muốn sắm không kiểm soát của mình. Và thuật ngữ hiệu ứng Diderot được bắt nguồn từ đó.

voh.com.vn-hieu-ung-diderot-1

Diderot - triết gia nổi tiếng của nước Pháp (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết hiệu ứng Diderot

Dấu hiệu của hiệu ứng Diderot mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là:

  • Mua sắm vô tội vạ, thấy gì đẹp là mua. Ví dụ như: con gái có một thời gian thích mua váy, cứ thấy váy đẹp là mua dù có thể bạn đã có chiếc váy gần giống như vậy hay chỉ khác màu và 1 chút họa tiết.
  • Mua một sản phẩm và chưa có đồ để “mix” phù hợp, rồi lại mua sắm tiếp những thứ liên quan. Đây là hiện tượng khá thường gặp. Ví dụ : Bạn mua một chiếc áo, chưa nghĩ xem bạn có quần phù hợp để mặc hay chưa đã lại mua thêm một chiếc quần mới. Về nhà thấy chiếc quần cũ đẹp hơn lại bỏ quần mới đề mặc quần cũ. 
  • Mua đồ theo hiệu ứng trang trí. Ví dụ : Bạn mua một chiếc giường mới với thiết kế và kiểu dáng, màu sơn khác chiếc giường cũ. Khi đặt vào phòng thấy bức tranh treo không hợp, thảm trải sàn không đồng điệu, cái đèn ngủ không cùng tông vậy là lại mua sắm nhiều đồ đạc mới.

Tác hại và ngăn ngừa hiệu ứng Diderot

Khi mắc phải hiệu ứng Diderot, nó sẽ khiến bạn mua sắm không kiểm soát dẫn đến lãng phí đồ đạc và tiền bạc. Để ngăn ngừa chúng, bạn cần phải biết cách lựa chọn, loại bỏ những mong muốn và tập trung vào những thứ thực sự quan trọng, cần thiết. 

Một số cách để ngăn chặn hiệu ứng Diderot cụ thể là:

  • Hạn chế tiếp xúc với quảng cáo và theo dõi các trang bán hàng online.
  • Lên danh sách và chỉ mua những vật dụng cần thiết cho cuộc sống.
  • Tự đặt ra quy định và giới hạn cho bản thân mình về số tiền mà mình được phép tiêu.
  • Khi mua đồ mới hãy cho hoặc tặng đồ cũ.
  • Tự đặt ra mục tiêu không mua sắm trong thời hạn: một tuần, một tháng.
  • Hãy tự biết điểm dừng khi chi tiêu, từ bỏ mọi thói quen mua sắm tùy hứng.

voh.com.vn-hieu-ung-diderot-2

Tự học cách kiềm chế việc mua sắm của bản thân (Nguồn: Internet)

Với những người đã gặp phải hiệu ứng Diderot chắc chắn sẽ khó có thể từ bỏ thói quen này ngay lập tức. Nên tự đặt giới hạn chi tiêu cho bản thân để có thể quản lý tài chính của mình tốt hơn.

Học cách tiết kiệm tiền của người Nhật để trở nên giàu có : Cách tiết kiệm này của người Nhật đã có từ lâu đời và họ áp dụng cách tiết kiệm này thông qua việc gửi tiết kiệm ngân hàng.
Sổ tiết kiệm và những thông tin quan trọng cần biết : Sổ tiết kiệm là cách cất giữ tiền an toàn và phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình và những quy định về lãi suất, cách mở sổ, kỳ hạn gửi tiết kiệm, cách tất toán…
Bình luận