Diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển: phát triển bền vững nền nông nghiệp

(VOH) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm theo lý thuyết ở nước ta năm 2020 là trên 156 triệu tấn.

Bao gồm hơn 88 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến của ngành trồng trọt, chiếm 56,7%; hơn 61 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi, chiếm 39,1% cùng hơn 5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp , chiếm 3,5 % và khoảng 1 triệu tấn từ ngành thủy sản, chiếm 10,6%. Riêng lĩnh vực trồng trọt, tỷ lệ cây trồng được thu gom sử dụng vào các mục đích khác chỉ chiếm khoảng 52%. Trong khi các phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng hữu ích cho nhiều mục đích khác nhau, thậm chí bán trên thị trường thế giới.

Diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển: Để phát triển bền vững nền nông nghiệp 1
Ảnh minh họa.

Về vấn đề này, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn góp ý, định hướng và đưa ra giải pháp để tận dụng sử dụng hiệu quả các phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp tuần hoàn, đặc biệt là các phụ phẩm, phế phẩm hữu cơ để làm gia tăng lợi nhuận, gia tăng hiệu quả và gia tăng thu nhập cho người sản xuất, cũng như là làm phát triển bền vững nền nông nghiệp quốc gia trong thời gian tới, đặc biệt là để thích ứng với tình trạng bình thường mới.

"Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về nông nghiệp tuần hoàn, về kinh tế tuần hoàn, về nông nghiệp tuần hoàn,... Vậy thì mục tiêu của chúng ta làm tuần hoàn này để chúng ta khép kín lại các vùng nguyên liệu mà chúng ta đã sản xuất ra. Để chúng ta thấy rằng tầm quan trọng và mức độ quan trọng của việc sử dụng phụ phế phẩm trong cái gia tăng hiệu quả sản xuất cho người dân. Và thứ 2 nữa là trong nông nghiệp tuần hoàn nó có 2 yếu tố về mặt không gian và chúng ta không sử dụng nhiều về không gian sản xuất cũng như là không sử dụng quá nhiều về tài nguyên. Và cuối cùng thì chất thải trong nông nghiệp tuần hoàn này sẽ được xem là nguyên liệu thô để tạo ra những sản phẩm mới, để cho chúng ta thấy rằng những giá trị mà nó mang lại trong nền nông nghiệp nó lớn hơn các phụ phế phẩm bình thường như thế nào.

Trước hết thì chúng ta thấy là với một vòng tuần hoàn thì các sản phẩm trồng trọt và các phụ phế phẩm trồng trọt nó sẽ phục vụ cho cho người, vật nuôi và thủy sản. Và những phụ phẩm của con người và vật nuôi, thủy sản nó sẽ được chế biến và trở lại phục vụ cho các ngành sản xuất, trồng trọt cũng như là các ngành thương mại khác. Thì chúng tôi nghĩ là lúc nào sản phẩm trong trồng trọt, trong chăn nuôi, trong thủy sản cũng có thể sử dụng được để làm nguyên liệu cho một lĩnh vực khác.

Và gần đây rất nhiều thông điệp được gửi tới cho người sản xuất nông nghiệp trong cả nước với mục tiêu là chúng ta gia tăng được chất lượng của nông sản và giá trị của nông sản, kết hợp với văn hóa, kết hợp với vùng, miền… Đó là mục tiêu mà chúng ta đặt ra và bên cạnh đó có rất nhiều giải pháp. Ngoài các giải pháp về kỹ thuật như trước đây chúng ta đã từng làm để làm cho vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng lên, chi phí sản xuất được giảm xuống thì những giải pháp gần đây mang tính chất vĩ mô hơn. Tức là chúng ta liên kết vùng, làm theo chuỗi và phát triển sản phẩm đặc thù,… Thì chúng tôi thấy việc này là hướng đi của nền nông nghiệp Việt Nam đang triển khai theo xu hướng khác mới hơn và nó mang tính chất lâu dài hơn, mang tính chất mở rộng hơn trong phạm vi tiêu dùng của người trong nước cũng như của quốc tế.

Và phụ phẩm trong nông nghiệp mang tính chất sinh thái, mang tính chất của vật nuôi, cây trồng chủ lực trong vùng đó và nó tạo ra một lượng phụ phẩm, phế phẩm riêng cho các vùng sinh thái khác nhau để cho chúng ta định hướng cho việc chế biến sâu. Và trong phạm vị của vùng Nam Bộ gồm có 19 tỉnh, thành của Nam Bộ thì chúng ta tập trung tính toán cho các phụ phẩm này dựa trên các cây trồng chủ lực. Có lẽ trong tương lai, các nguyên, phụ phẩm nông nghiệp này cũng phải được đánh giá lại, tính toán lại, trong vòng 5 năm tới, 10 năm tới thì chiến lược chúng ta sử dụng các phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nó sẽ đi đến đâu.

Nói chung việc sử dụng các phụ, phế phẩm trong nông nghiệp của chúng ta hiện nay chưa mang một tính chất chuyên nghiệp, chưa có những nhà đầu tư cũng như chưa có đầu tư hiệu quả cho những sản phẩm tinh chế. Và khi chúng ta sử dụng những sản phẩm nông nghiệp này thì nó phải nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, chứ không thể nói là nông dân, hay hợp tác xã hay là trang trại mà chúng ta sử dụng được và địa phương chúng ta cũng phải tính toán việc sử dụng này dựa vào trong các lợi thế của nguồn phế phụ phẩm của địa phương mình.

Vấn đề thứ 2 là chúng ta khai thác và sử dụng sự luân chuyển của các sản phẩm của các nguồn nguyên liệu này một cách hợp lý. Tiếp theo chúng ta có thể tăng cường sử dụng hiệu quả và loại bỏ các hoạt động lãng phí và bất lợi đi. Thì chúng tôi nghĩ rằng các yếu tố kỹ thuật của các vấn đề này phải được sự quan tâm của các địa phương, của các cơ quan truyền thông, của các chuyên gia về sử dụng phụ phế phẩm và đây là phụ phế phẩm của nông nghiệp hữu cơ thì giá trị của nó sẽ cao. Và chúng ta sẽ bảo tồn và cân bằng các nguồn tài nguyên tái tạo này.

Khi chúng ta sử dụng phụ phẩm này cho đầu vào một sản phẩm khác thì tất nhiên sự bảo tồn cân bằng cho nguồn tài nguyên này sẽ diễn ra được tốt hơn. Và hiện nay theo chúng tôi biết có một số các doanh nghiệp đã nghĩ đến chuyện này và đã khởi động. Hoặc là chúng ta có thể làm hình thức hợp tác mới và chủ lực vẫn là các cơ quan nhà nước tại địa phương để định hướng cho sự phát triển trong tương lai của địa phương mình. Do đó hình thức hợp tác mới này phải nằm trong chủ trương, các định hướng của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong địa bàn và chúng ta sẽ thúc đẩy các liên kết này để mà chúng ta phát triển địa phương của mình, để thúc đẩy phát triển nền kinh tế hoàn chỉnh hơn. Và chúng tôi cũng muốn san sẻ những suy nghĩ của mình về việc sử dụng các phụ phế phẩm trong nông nghiệp hữu cơ để phục vụ cho nền nông nghiệp tuần hoàn, làm gia tăng lợi nhuận, gia tăng hiệu quả và gia tăng thu nhập cho người sản xuất, cũng như là làm phát triển nền nông nghiệp quốc gia để tiếp cận cao hơn đối với thị trường thế giới trong thời gian sắp tới. 

Bình luận