Diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển: “Kết hợp nội lực và ngoại lực phát triển TPHCM”

(VOH) - Đại sứ Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan đóng góp 1 số ý kiến mang tính hiến kế cho TPHCM.

Việc Thành phố Hồ Chí Minh trở lại bình thường mới khi dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt, cho thấy thành phố đang rất quyết tâm triển khai các giải pháp thiết thực nhằm hồi phục nhanh nền kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội và phát triển thành phố theo hướng bền vững, toàn diện. Đây là thời điểm thử thách bản lĩnh, sự sáng tạo và năng lực thích ứng của tất cả chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước.

Diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển: “Kết hợp nội lực và ngoại lực phát triển TPHCM” 1
Đại sứ Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan - Ảnh: TTXVN

Tại Hội nghị gặp gỡ Kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, Đại sứ Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan đóng góp 1 số ý kiến mang tính hiến kế cho thành phố.

"Tôi xin đề xuất một vài hiến kế hết sức cụ thể.

Thứ nhất là từ bài học kinh nghiệm của Ấn Độ thì tôi nghĩ Thành phố Hồ Chí Minh phải xử lý bằng được vấn đề bất bình đẳng, thì yếu tố bất bình đẳng, xóa đói giảm nghèo là một yếu tố cho Thành phố Hồ Chí Minh có thể phát triển hơn nữa, có thể hội nhập vào hệ thống tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về vấn đề phát triển bền vững.

Thứ hai, Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị hay nói cách khác là một đại đô thị. Cá nhân tôi cũng thích sống ở đại đô thị, vì đại đô thị đồng nghĩa với việc có bản sắc riêng của nó. Tôi muốn nhấn mạnh là Thành phố Hồ Chí Minh phải tạo ra bản sắc. Chúng ta vẫn nói là thành phố thân thiện, tình cảm ... cần có một bản sắc nào đấy trong một thế giới của chúng ta phải hội nhập rất nhiều. Bởi vì Thành phố Hồ Chí Minh đang hội nhập rất sâu.

Thứ ba, tôi muốn nói về các cái triết lý, nhưng có một điểm và tôi nghĩ Thành phố Hồ Chí Minh có thể phát triển được.

Ngoài khát vọng, quản trị, ngoài các yếu tố khác nữa thì phải xây dựng được một ý thức kỷ luật, phải làm thế nào tạo sự khác biệt là một thành phố công nghiệp phải tạo ra một sự kỷ luật. Chúng ta nhìn vào các mô hình phát triển thành công nhất hiện nay trên thế giới, lấy mô hình Hàn Quốc và mô hình Israel, chúng ta sẽ thấy rằng là tất cả các công dân đến tuổi nghĩa vụ đều phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cái thành công lớn nhất của những người thực hiện nghĩa vụ quân sự đấy là ý thức kỷ luật tuân thủ hành động. Phải có thế mới tạo ra được sự đồng lòng. Thì ở đây nếu một xã hội càng càng phát triển càng mạnh, tính đa dạng càng cao, càng hội nhập thì tính đa dạng sẽ càng cao.

Cuối cùng là một số gợi ý về phát triển. Đầu tiên tôi hoàn toàn thống nhất với các báo cáo trước đây là Thành phố Hồ Chí Minh phải đi thật mạnh, đi thật quyết liệt về vấn đề công nghệ, chuyển đổi số. Chia sẻ với kinh nghiệm ở Ấn Độ có rất nhiều nghịch lý, nhưng một nghịch lý tôi thích nhất, đấy là cái bà bán rau, bán hoa quả ở trước ngõ nhà tôi thì trông rất giống Việt Nam mình khoảng 30-40 năm trước vẫn còn rất là nghèo đi xe đạp, nhưng khi thanh toán thì bà bảo  tôi anh phải thanh toán bằng thẻ. Cái này chúng ta có thể thấy Thành phố Hồ Chí Minh có thể làm được và phải làm được bởi Việt Nam, bởi vì Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số và có đủ cái công nghệ để triển khai. Thế thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh nên thúc đẩy công nghệ sinh học, công nghệ sinh học sẽ là công nghệ của của tương lai và đấy làm điều mà chúng ta có thể triển khai mà Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ lực lượng để làm như vậy.

Thứ ba là phải xây dựng được một trung tâm sản xuất chất bán  dẫn, chất bán dẫn hiện nay đã tạo ra Đài Loan trở thành tư thế khác biệt rất nhiều và chỉ có vài quốc gia mới có thể làm được. Nếu Thành phố Hồ Chí Minh đột phá trên lĩnh vực này thì là cái cái thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Và cuối cùng tôi xin kết luận bằng việc chia sẻ khi đề xuất thế này. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đối với Ấn Độ đang sở hữu 5.000 Ấn kiều tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm lĩnh đa dạng hơn bất kỳ một nơi nào đất nước Việt Nam có một lực lượng Ấn kiều sẽ tạo cho Thành phố Hồ Chí Minh một sức mạnh mềm để Thành phố Hồ Chí Minh tương tác với các đối tác Ấn Độ. Hiện nay Ấn Độ có 140 tỷ phú, đứng thứ hai trên thế giới về số lượng tỷ phú và số lượng tỷ phú Ấn Độ phát triển rất nhanh nhờ vào công nghệ digital, staup khởi nghiệp, các con kỳ lân của ngày hôm trước, ngày hôm sau có sẽ trở thành tỷ phú cần phải tiếp cận các con kỳ lân này. Qua 5.000 người Ấn Độ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bằng cách này hay cách khác chúng ta có thể tiếp cận được và nếu Thành phố Hồ Chí Minh có thể tiếp cận được 10 tỷ phú Ấn Độ thôi thì sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo cách khác nữa và cuối cùng thì tôi nghĩ rằng là Thành phố Hồ Chí Minh rất xứng đáng để cho 25 triệu người Ấn sang du lịch.

Đó là một thị trường mà chưa bao giờ Thành phố Hồ Chí Minh để ý, cũng giống như Việt Nam không để ý là nên khai thác các tỷ phú Ấn Độ. Gần đây chúng ta có vài đám cưới của các tỷ phú Ấn Độ, nhưng  ở các thành phố khác. Thế thì hãy khai thác 25 triệu người là tầng lớp trung lưu của Ấn Độ, mà nếu khai thác hơn nữa thì hãy để cho các tỷ phú bay chuyên cơ qua Thành phố Hồ Chí Minh giống như họ đi Dubai, họ mua sắm trong ngày họ quay về. Đấy là lực lượng và chúng ta có thể khai thác được. Bởi vì Thành phố Hồ Chí Minh có những đền thờ Ấn Độ giáo nằm giữa trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh rất là thú vị và trong thời gian tới thì tôi hy vọng tôi có thể tích cực thúc đẩy được một chuyến bay thẳng từ Bombay bay đến Thành phố Hồ Chí Minh."

Bình luận