Diễn dàn TPHCM - Thích ứng và phát triển : Tập trung xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến nông sản

(VOH) - Ông Phan Minh Thông - Tổng giám đốc tập đoàn Phúc Sinh góp ý giải pháp cho ngành nông nghiệp tận dụng tốt thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa.

Chúng tôi có 3 ý kiến như sau:

Thứ nhất: Việt Nam là nước xuất khẩu nông nghiệp rất lớn trên thế giới chứ không chỉ là trong khu vực. Chính vì thế, chúng ta phải chuẩn bị. Tôi phân biệt ra làm 2 phần : 1 phần xuất khẩu, 1 phần là nội địa. Chúng ta xuất khẩu không phải chỉ mặt hàng cà phê, hạt tiêu, gạo mà nhiều mặt hàng.

Vậy làm thế nào để xuất khẩu ổn định thì cần phải có các nhà máy chế biến, sơ chế để khi có bất kỳ 1 vấn đề gì chúng ta không cần phải giải cứu. Ngoài ra chúng ta phải quảng bá ở nước ngoài.

Tập trung xây dựng các nhà máy sơ chế, các nhà máy chế biến nông sản 1
Ảnh minh họa

Thứ 2 là thị trường nội địa ở Việt Nam. Thị trường nội địa rất lớn nhưng tất cả kênh phân phối của chúng ta nhỏ lẻ và manh mún.

Làm như thế nào để phân phối được từ các nhà máy, sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng thì chúng ta phải tập trung xây dựng hệ thống nhà máy chế biến phục vụ cho thị trường nội địa. Chỉ có như vậy với 90 triệu dân thì chúng ta mới có thể bình ổn, phát triển bền vững.

Chúng ta không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài vấn đề nông nghiệp. Chúng ta phải chế biến để cung cấp cho thị trường.

Chúng ta nhập khẩu các sản phẩm từ phươngTtây, các nước Đông Nam Á rất là dễ dàng nhưng bản thân chúng ta không phát triển mạnh mẽ sản xuất trong nước. Chính vì thế luôn khập khiễng.

Cái thứ 3 là nguồn lực.

Tất cả tập đoàn trên thế giới hay các công ty nông nghiệp lớn trong nước, chúng ta cần phải thuyết phục, khuyến khích họ xây các nhà máy ở các vùng khác nhau. Ví dụ chúng tôi làm xuất khẩu cà phê, doanh số cũng từ 200 đến 300 triệu đô la Mỹ/năm. Khi chúng tôi lên Sơn La, phát hiện có quá nhiều cà phê. Mà ở Sơn La thì không ai xây nhà máy cả. Khi chúng tôi đến và rất may kết nối được với tỉnh Sơn La, thế là họ thuyết phục.

Chúng tôi nghĩ tại sao không xây dựng 1 nhà máy tại đây. Khi xây dựng nhà máy tại đây thì chúng tôi nhập toàn bộ thiết bị từ Colombia và mời tất cả khách hàng đến chiêm ngưỡng.

Chỉ trong 4 năm thì cà phê Sơn La phát triển rất tuyệt và giá gần như tăng gấp đôi, mọi người đều biết cà phê Sơn La. Khi Phúc Sinh tới thì nhiều tập đoàn, công ty họ đến mua, người được hưởng lợi nhất vẫn là người dân.

Vì vậy, tại sao chúng ta không mời tất cả các tập đoàn lớn hay các công ty nông nghiệp ở Việt Nam thuyết phục họ đầu tư các nhà máy. Tôi nghĩ rằng các giải pháp như thế vừa nhanh vừa gọn bởi họ chuyên nghiệp rồi.

Tôi nghĩ rằng cái khó luôn luôn có nhưng trong cái khó nó có những cái làm cho mình sáng tạo hơn, tìm cách để vượt qua những ranh giới.