Trung tâm được xây dựng với kinh phí 1.000 tỉ đồng, gồm 16 tầng, trên diện tích 11.000 mét vuông. Việc xây dựng trung tâm nhằm hướng đến hình thành hệ sinh thái công nghệ cao trong đào tạo y tế chuyên sâu, nghiên cứu khoa học về y tế, nghiên cứu về chẩn đoán - điều trị đột quỵ, thành lập các tổ hợp cấp cứu đột quỵ bao gồm mạng lưới cấp cứu đột quỵ tại TPHCM và cả nước, hướng đến điều trị cho người nước ngoài.
Đặc biệt, Trung tâm này sẽ là nơi chuyển giao công nghệ y tế, sản xuất các thiết bị công nghệ điều trị hàng đầu phục vụ cho việc cấp cứu và điều trị đột quỵ. Đây được xem là bước đột phá, bởi hiện nay, 100% trang thiết bị phục vụ cho cấp cứu và điều trị đột quỵ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Dự án Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu và điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM sẽ được tiến hành xây dựng trong 2 năm. Như vậy, sau Bệnh viện đột quỵ S.I.S Cần Thơ và Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu và điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM hoàn thành, sẽ hình thành tổ hợp cấp cứu đột quỵ, đặt nền móng cho việc cấp cứu và đột quỵ cho người dân cả nước, vươn ra tầm khu vực và thế giới.