Khối K, tổ hợp môn thuộc khối K và các ngành học tương ứng

(VOH) - Khối K là khối thi dành cho các thí sinh muốn liên thông từ cao đẳng, trung cấp lên đại học. Nếu bạn đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và muốn học tiếp đại học thì đừng bỏ qua nội dung này.

1. Khối K gồm những môn nào?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối K được sử dụng để tuyển sinh liên thông đại học đối với thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngành kỹ thuật.

Khối K không được chia thành nhiều tổ hợp môn mà khối K chỉ bao gồm các môn thi như Toán, Vật lý và môn chuyên ngành mà thí sinh đã được học ở cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Thí sinh thi khối K sẽ dùng chung hồ sơ với hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng do các sở giáo dục và đào tạo phát hành theo mẫu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ dự thi khối K, thí sinh cần nộp kèm theo bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT, bằng nghề bậc 3/7; bằng trung học nghề hoặc bằng trung cấp chuyên nghiệp (nếu thi khối K-3/7) phù hợp với ngành đăng ký.

khối k, tuyển sinh liên thông đại học, tuyển sinh 2021, voh.com.vn
Khối K không phải khối thi phổ biến như khối A, khối B, khối C, khối D nên hiện không có nhiều trường đại học sử dụng khối này để tuyển sinh.

Nghề truyền thông là gì, cơ hội việc làm của nghề này như thế nào?

Nghề giáo viên giáo dục đặc biệt là gì? Tại sao nên chọn nghề này?

2. Các ngành nghề khối K

Các ngành nghề khối K hiện nay cũng rất đa dạng. Khi học các ngành tuyển sinh bằng tổ hợp môn thuộc khối K (liên thông đại học), thời gian học đại học được rút lại khá ngắn, chỉ còn khoảng từ 1,5-3,5 năm (tùy ngành).

Nếu muốn học liên thông lên đại học, thí sinh hãy đăng ký thi khối K để có thể học các ngành nghề sau:

Tên khối

Tổ hợp môn

Các ngành tuyển sinh

Khối K

Toán - Vật lý - môn chuyên ngành

Công nghệ chế tạo máy

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ Kỹ thuật nhiệt

Công nghệ kỹ thuật ô tô

Công nghệ May

Công nghệ Thông tin

Điêu khắc

Đồ họa

Hội họa

Kế toán

Mỹ thuật…

 

3. Tổng hợp các trường đại học khối K

Thực tế cho thấy, hiện có khá hiếm trường tuyển sinh khối K. Trong trường hợp tuyển sinh liên thông đối với các ngành đào tạo của mình, các trường đại học thường xét kết quả học tập THPT (học bạ) theo tổ hợp môn xét tuyển hoặc xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với điểm trung bình toàn khóa học ở hệ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Một số trường đại học tuyển sinh chương trình liên thông cũng sẽ tổ chức tuyển sinh độc lập với kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy hàng năm với hình thức đa dạng, chứ không chỉ sử dụng duy nhất tổ hợp môn khối K.

Do đó, thông tin về các trường đại học khối K ở Hà Nội, các trường đại học khối K ở TPHCM, các trường đại học khối K ở Miền Bắc, các trường đại học khối K ở Miền Trung hay các trường đại học khối K ở Miền Nam hiện chưa có.

Nếu muốn học liên thông lên bậc đại học, thí sinh cần theo dõi các thông báo tuyển sinh của trường đại học mà mình yêu thích để lựa chọn phương án thi/xét tuyển liên thông một cách phù hợp.

4. Điểm chuẩn khi thi khối K

Do ít trường tuyển sinh khối K, và khối tuyển sinh không phổ biến nên hiện không có thống kê hay đánh giá về điểm chuẩn khi thi khối K.