Khối S, tổ hợp môn thuộc khối S và các ngành học tương ứng

(VOH) - Nếu bạn yêu thích điện ảnh và muốn trở thành diễn viên hay đạo diễn thì bạn nên thi vào các trường có tuyển sinh khối S.

1. Khối S gồm những môn nào?

Nếu khối M chủ yếu để tuyển sinh vào các ngành giáo dục mầm non, khối N để tuyển sinh vào các ngành liên quan tới âm nhạc như sáng tác, biểu diễn âm nhạc thì khối S lại dành cho những thí sinh có niềm đam mê điện ảnh và hứng thú làm các công việc diễn xuất, đạo diễn hay những công việc khác của ngành điện ảnh, sân khấu.

Khối S hiện được chia thành 2 khối nhỏ là:

  • Khối S00: Ngữ văn - Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 - Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
  • Khối S01: Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2

Khối S dùng điểm thi môn Ngữ văn và Toán của kỳ thi THPT Quốc gia làm điểm xét tuyển Đại học. Riêng môn năng khiếu thì tùy theo từng trường sẽ có đề thi khác nhau.

Thí sinh cần liên hệ nhà trường để tìm hiểu thêm thông tin về điều kiện sơ tuyển và thời gian thi năng khiếu phù hợp để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và đầy đủ cho kì thi này.

KHỐI S, tuyển sinh 2021,
Khối S phù hợp với thí sinh có niềm đam mê điện ảnh và hứng thú làm các công việc diễn xuất, đạo diễn...

Thi THPT quốc gia 2021: Dự kiến công bố đề thi tham khảo trong tháng 3

Tính toán điều chỉnh bài thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Covid-19

2. Các ngành nghề khối S

Khối S là khối dành cho các thí sinh có năng khiếu diễn xuất, giọng nói hay, biểu cảm khuôn mặt tốt và có khả năng tự tin thể hiện năng khiếu của mình trước đám đông.

Nếu bạn thấy mình hội tụ đầy đủ các tố chất này, hãy tìm hiểu các ngành đang tuyển sinh bằng khối S dưới đây.

Tên khối

Tổ hợp môn

Các ngành tuyển sinh

Khối S00

Ngữ văn - Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 - Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2

Diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình

Đạo diễn điện ảnh – truyền hình

Khối S01

Toán - Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 - Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2

Đang cập nhật

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành công bố lịch thi năng khiếu

Đại học HUTECH sẽ tổ chức 04 đợt thi Năng khiếu Vẽ vào các ngày 26/6, 10/7, 24/7 và 7/8

3. Tổng hợp các trường đại học khối S

Hiện nay, số trường tuyển sinh đại học bằng tổ hợp môn của khối S khá ít. Danh sách các trường tuyển sinh khối S trong năm 2021 có thể kể tới như Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, Trường Đại học Văn Lang.

4. Điểm chuẩn khi thi khối S

Trường

Điểm chuẩn

(Khối S)

Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

25

Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM (Điểm năng khiếu ≥ 7)

Đạo diễn sân khấu

25.5

Quay phim

27.5

Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

28

Đạo diễn điện ảnh, truyền hình

28

 

5. Thi các môn năng khiếu khối S năm 2021

Tùy theo từng ngành đào tạo mà các trường đại học sẽ đưa ra các môn thi năng khiếu khác nhau cho từng năm. Đến thời điểm này, chỉ có Trường Đại học Văn Lang đã đưa ra thông tin về Kỳ thi năng khiếu sân khấu điện ảnh năm 2021 do trường tổ chức

Theo đó, năm 2021, Trường Đại học Văn Lang chính thức tuyển sinh và đào tạo bậc đại học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình (mã ngành 7210234) và ngành Đạo diễn điện ảnh – truyền hình (mã ngành 7210235), với chỉ tiêu 50 sinh viên mỗi ngành.

  • Thời gian nhận hồ sơ dự thi (dự kiến): từ ngày 8/3/2021 đến hết ngày 30/6/2021.
  • Thời gian tổ chức thi: tháng 7 (đợt 1), tháng 8 (đợt 2).
  • Thời gian tổ chức thi và nội dung thi:

Vòng thi

Ngành

Nội dung thi

 

Vòng sơ khảo

 

 

Diễn viên, điện ảnh – truyền hình

–     Đọc 01 bài thơ/ 01 đoạn văn tự chọn (thuộc và có diễn cảm)

–     Hát 02 bài hát tự chọn và diễn 01 năng khiếu riêng (nếu có) như đàn, múa, nhảy hiện đại…

–     Diễn 1 tình huống tự chọn/Ban giám khảo đưa ra, thời gian: 5-6 phút.

Đạo diễn điện ảnh, truyền hình

–      Thi vấn đáp: thí sinh trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo về nhận thức cuộc sống, kiến thức xã hội và nghệ thuật, động cơ, mục đích học, thời gian 5-7 phút.

 Vòng chung khảo

 

 

Diễn viên, điện ảnh – truyền hình

–      Buổi sáng: xem phim (90 phút), xem 2 lần;

–      Buổi chiều: Viết bài phân tích phim;

–      Diễn 1 tiểu phẩm kịch (tự chọn/ bốc thăm theo đề của Ban giám khảo), thời gian: 8 phút.

–      Thí sinh có 15 phút chuẩn bị, có thể nhờ bạn diễn hỗ trợ.

 

Đạo diễn điện ảnh, truyền hình

–      Buổi sáng: xem phim (90 phút), xem 2 lần;

–      Buổi chiều: Viết bài phân tích phim;

–      Ráp hình liên hoàn: bốc thăm theo chủ đề (gia đình, chiến tranh, tình yêu). Số lượng: không quá 12 ảnh.

–      Thí sinh sắp xếp ảnh theo ý đồ của mình như một bộ phim ngắn, có mở đầu, phát triển, kết thúc theo chủ đề đã bốc thăm.

–      Bốc thăm trả lời câu hỏi của Ban giám khảo: Trả lời câu hỏi kiến thức về điện ảnh – truyền hình.

Bình luận