Đô la Mỹ giảm trở lại có thể thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19

(VOH) – Sự tạm dừng trong xu hướng giảm của đô la Mỹ cho thấy dấu hiệu chuyển thành một đợt phục hồi mạnh mẽ hơn, đặt ra mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đồng đô la đã suy yếu, giảm 4,4% trong quý 4 năm 2020, một xu hướng thường báo trước một sự phục hồi kinh tế. Nhưng đà tăng của đồng bạc xanh đã kéo dài sang tháng thứ ba sau khi Cục dự trữ liên bang (Fed) rõ ràng miễn cưỡng đẩy xuống chi phí vay Kho bạc hoặc kỳ vọng tăng lãi suất cao hơn. Đồng đô la tăng tổng cộng 3% chỉ trong hai tuần qua so với một rổ tiền tệ.

do-la-my-va-loi-tuc-voh.com.vn
Bảng tương quan lợi tức trái phiếu và đô la Mỹ. Nguồn: Reuters

Các thị trường mới nổi sẽ chịu gánh nặng của sức mạnh đồng đô la vì nó dẫn đến dòng tiền chảy ra khá lớn từ các quốc gia này như đã thấy vào năm ngoái.

Hôm thứ Ba, đồng tiền của Mỹ đã trượt giá, làm giảm bớt căng thẳng cho các thị trường. Nhưng sự tăng giá của USD, cũng như sự gia tăng 64 điểm cơ bản của lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ trong năm nay, có thể tăng tốc sau khi có sự thông qua gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD của ông Biden, dữ liệu tiếp tục cho thấy kinh tế Mỹ đang vực dậy.

Goldman Sachs dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 7,7% năm nay và cũng kỳ vọng triển vọng việc làm khả quan hơn.

Thông thường, nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh sẽ đem lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Nhưng sự phục hồi bùng nổ trong tăng trưởng của Mỹ đang cho phép đồng đô la một “lợi thế từ 3 đến 6 tháng” so với các tiền tệ khác, nhà quản lý hồ sơ đầu tư tại State Street Global Markets Aaron Hurd cho biết.

Điều này liên quan đến sự khác biệt trong tốc độ hồi phục kinh tế, và tâm lý rủi ro vĩ mô do khả năng xảy ra các động thái rủi ro không thường xuyên,” Hurd nói.

Vì vậy tình trạng đô la giảm giá khó có thể xuất hiện.

Dữ liệu định vị cho thấy các quỹ đầu cơ cắt giảm vị thế short USD xuống 29 tỷ USD hồi tuần trước. Nhưng con số này vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 9 tỷ USDvà không xa so với mức cao nhất thập kỷ khoảng 36 tỷ USD đạt được vào cuối tháng 1.

Sức mạnh đồng đô la thắt chặt điều kiện tài chính toàn cầu, làm chậm lại dòng vốn trên khắp thế giới.

Điều này đặc biệt thách thức các nước thị trường mới nổi đang dựa vào đầu tư bên ngoài. Bài phân tích cuối năm 2020 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy rằng cứ 1% tăng giá của đồng đô la lại làm giảm đi 0,3% so với triển vọng tăng trưởng của các nước thị trường mới nổi được nghiên cứu.

Salman Ahmed, người đứng đầu toàn cầu về vĩ mô tại Fidelity International cho biết: “Các điều kiện tài chính đang thắt chặt nhanh hơn, tỷ giá của Mỹ đang tăng nhanh hơn so với các nơi khác.

Đồng đô la tăng giá và lợi tức trái phiếu Mỹ cao hơn đặt ra vấn đề cho các nước và các công ty đang có khoản nợ lớn. Khi đô la tăng vào năm ngoái, nó đã dẫn đến việc trái phiếu đổ ra từ nhiều thị trường

Hiện tại, khi các tiền tệ khác như đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng real của Brazil bị bán tháo, các ngân hàng đầu tư đang khuyên khách hành cắt giảm tỷ lệ tiếp xúc các thị trường mới nổi, lưu ý rằng khả năng phục hồi trước đó đối với lợi tức cao hơn của Mỹ hiện đã bị rạn nứt.

Đồng đô la đã bị giảm giá vào năm ngoái sau khi Fed cắt giảm lãi suất xuống 0 nhưng lợi tức trái phiếu Mỹ cao hơn đã giúp nó thu hồi một phần ba số thiệt hại đó. Từ giữa tháng 2 đến nay, lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng 36 điểm cơ bản, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, điều này cũng thúc đẩy đồng đô la.

Trong khoảng thời gian đó, lợi tức 10 năm của Đức chỉ tăng 14 điểm cơ bản, giải thích sức mạnh của đồng đô la so với đồng euro. Và trên cơ sở điều chỉnh lạm phát, lợi tức của Mỹ đã tăng 37 điểm so với 9 điểm ở Đức.

Tương tự, chênh lệch lợi tức thực tế giữa trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và Nhật Bản đã tăng thêm 30 điểm cơ bản kể từ giữa tháng Hai, đẩy đồng đô la cao hơn 4% so với đồng yên.

Các nhà phân tích của BNY Mellon cho biết sự gia tăng của đồng đô la đã được "bật đèn xanh" bởi Fed từ chối chống lại sự gia tăng lợi tức thực tế.

Sự di chuyển của đô la Mỹ có thể không kéo dài. Đồng đô la không có lợi thế lãi suất trước đó so với các tiền tệ khác, Fed có thể hành động bất ngờ để chống lại lợi tức tăng, trong khi các nền kinh tế khác sẽ đuổi kịp sau khi các biện pháp đóng cửa kết thúc.

Nhưng trong khi đó, sự biến động của thị trường bắt nguồn từ sự không chắc chắn về chính sách của Fed sẽ là điều tích cực đối với đồng đô la. Philippe Jauer, người đứng đầu toàn cầu về FX tại công ty quản lý tài sản Amundi, ghi nhận sự thay đổi sâu sắc của thị trường; năm ngoái đã cho thấy đồng đô la thực sự là đồng tiền duy nhất cung cấp nơi trú ẩn khỏi tình trạng hỗn loạn.

Bình luận