Thị trường ngoại hối sẽ đi lên trong ba tháng tới

(VOH) – Các ngoại tệ đang trong xu hướng tăng cao với sự biến động đạt mức cao, dự kiến tăng trong vòng 3 tháng tới do căng thẳng Nga – Ukraine.

Thông tin trên dựa theo cuộc thăm dò dành cho giới phân tích mà Reuters thực hiện, là những người dự đoán đồng ruble sẽ chịu thêm nhiều “đau đớn”.

Theo Deutsche Bank, sự biến động đã tăng vọt vào thứ Tư tới mức chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.

Xu hướng đó dự kiến tiếp tục trong thời gian tới với hơn 90% câu trả lời trong cuộc thăm dò ý kiến từ ngày 28/2 đến ngày 3/3, khi các nhà chiến lược tiền tệ được hỏi mong đợi sự biến động sẽ tăng hoặc tăng đáng kể trong ba tháng tới.

Giám đốc chiến lược ngoại hối G10 tại Standard Chartered Steve Englander cho biết “đó sẽ là một giai đoạn biến động cao hơn”.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt với Ukraine hôm 24/2, tiền tệ đã bị loại bỏ khỏi các tài sản rủi ro hơn để chuyển thành nơi trú ẩn an toàn hơn, bao gồm đồng đô la Mỹ, đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sỹ, cũng như các loại tiền tệ liên quan đến thị trường hàng hóa.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu tăng lãi suất tại cuộc họp trong tháng này từ mức gần bằng 0, đưa ra ít nhất 125 điểm cơ bản cho kế hoạch thắt chặt cho đến cuối năm, theo một cuộc thăm dò riêng của Reuters.

Thị trường ngoại hối sẽ đi lên trong ba tháng tới 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Dự báo trung bình của hơn 60 người được hỏi cho thấy, ít thay đổi trong dự đoán của các nhà phân tích so với cuộc thăm dò hồi tháng 2 cho thấy, nhiều nhà dự báo vẫn chưa tìm ra tác động lớn hơn của xung đột vũ trang ở châu Âu lên thị trường ngoại hối.

Michael Every, chiến lược gia toàn cầu tại Rabobank cho biết: “Chúng tôi có một loạt các kết quả địa chính trị ở đây nhưng thị trường đang không định giá chính xác.”

Cho đến hiện tại, các chuyên gia phân tích trông đợi đồng euro, vừa chạm mức thấp nhất trong 21 tháng hôm thứ Tư, hồi phục lại 2,5% khoảng lỗ trong năm và tăng hơn 1% trong giai đoạn 12 tháng tới.

Đồng yên Nhật và franc Thụy Sỹ được dự báo giảm nhẹ hơn trong một năm và các tiền tệ hàng hóa khác sẽ tăng cao hơn hai đồng tiền này.

Đồng đô la Úc và đô la New Zealand dự kiến sẽ tăng lần lượt hơn 2,3% và 6,0% và đô la Canada trên 2,5%.

Đồng ruble của Nga xuống mức thấp kỷ lục vào thứ Năm, giảm hơn một phần ba giá trị trong năm nay do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của Nga.

Khi được hỏi đồng ruble sẽ giảm xuống mức nào trong tháng này, 11 chiến lược gia đã dự báo quay về mức trung bình là 125/USD. Dự báo dao động từ 120-150/USD.

Nước láng giềng của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Tổng thống Tayyip Erdogan đã thúc giục ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất để chống lạm phát đang ở mức 54%, đã bị vùi dập bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ khiến đồng lira mất gần một nửa giá trị vào năm ngoái.

Đồng lira được dự báo sẽ giảm thêm 20% trong 12 tháng tới.

Trong khi đồng yên và franc Thụy Sỹ đã được kỳ vọng sẽ thu hút nhu cầu trong ngắn hạn. Các tiền tệ này được dự báo sẽ giảm đáng kể so với đô la Mỹ trong 12 tháng khi cả hai đồng tiền này đều không giữ vai trò thước đo lãi suất.