Tỷ giá ngoại tệ thị trường trong nước:
Ngày 5/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.154 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng và bán ra ở mức 23.799 đồng.
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.900 đồng (mua) và 23.110 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.900 đồng/USD và 23.110 đồng/USD. Vietinbank: 22.902 đồng/USD và 23.102 đồng/USD. ACB: 22.910 đồng/USD và 23.110 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ thị trường thế giới:
Đồng Đô la ỹ đã giảm vào sáng thứ Sáu tại châu Á nhưng vẫn hướng tới mức tăng hàng tuần tốt nhất trong ba tháng do thị trường ngày càng tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế Mỹ.
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã có chuyến thăm và gặp gỡ với các nhân viên ngoại giao Mỹ. Tổng thống Biden nhấn mạnh Mỹ sẽ xây dựng lại các mối quan hệ đồng minh và tái tham gia với thế giới đồng thời đương đầu với các thách thức lớn bao gồm đại dịch COVID-19 và ấm nóng toàn cầu.
Chỉ số Đô la Mỹ, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác, đã nhích 0,05% xuống 91,507.
USD hiện đang đứng ở mức:
1 Euro đổi 1.205 USD
1 bảng Anh đổi 1.3734 USD
1 USD đổi 105.42 Yên
Lợi tức trái phiếu dài hạn của Kho bạc Mỹ tăng, khi kỳ vọng về các gói kích thích khổng lồ từ Mỹ tăng lên, cũng đã tạo đà tăng cho đồng bạc xanh. Các nhà lập pháp đảng Dân chủ tại Thượng viện chuẩn bị cho một phiên họp nhằm thông qua gói kích thích trị giá 19 nghìn tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất.
Mặc dù chỉ số Đô la đang hướng đến mức tăng 1,1% hàng tuần, cao nhất kể từ ngày 1 tháng 11, một số nhà đầu tư đang phân tích xem sức mạnh của đồng Đô la tại thời điểm này có phải là sự điều chỉnh vị trí tạm thời sau khi chỉ số này giảm 7% vào năm 2020 hay lâu hơn.
Các nhà phân tích của Westpac dự báo rằng việc triển khai vắc-xin của châu Âu sẽ tăng tốc vào cuối quý đầu tiên, điều này cùng với cam kết của Fed về chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, có thể gây áp lực trở lại đối với đồng Đô la.
Một câu hỏi khác là liệu sức mạnh đó có được duy trì hay không khi các khu vực khác như châu Âu và châu Á đang tiến hành tiêm chủng chống COVID-19. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cực nới lỏng, giới hạn sự gia tăng lợi tức dài hạn của Mỹ