Tỷ giá USD thị trường trong nước:
Ngày 14/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.178 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 đồng và bán ra ở mức 23.050 đồng.
Trong phiên đầu tuần, hầu hết ngân hàng không điều chỉnh tỷ giá đô la Mỹ, một số rất ít tăng giá nhẹ.
Tỷ giá USD thị trường thế giới:
Trên thị trường quốc tế, lúc 6 giờ (giờ Việt Nam) USD index đạt 99.113, giảm 0,07 điểm, tương đương tăng 0.07%.
USD hiện đứng ở mức:
1 Euro đổi 1.0933 USD
1 bảng Anh đổi 1.3007 USD
1 USD đổi 118.28 Yên
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết, có dấu hiệu cho thấy Nga sẵn sàng bắt đầu đàm phán với Ukraine nhưng tiến trình đàm phán này chưa có bước đột phá tích cực nào.
Đồng đô la đã tăng lên tới 118,28 yên vượt mức tăng kỷ lục phiên trước đó (117,61 - mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2017), kéo dài mức tăng so với tuần trước. Các nhà phân tích của Barclays PLC đã cho rằng, lý do là nhu cầu trú ẩn an toàn giảm khi chứng khoán tăng giá.
Bank of Japan có thể sẽ duy trì lập trường ôn hòa trong quyết định chính sách dự kiến được đưa ra vào thứ Sáu. Mặt khác, Fed dự kiến tăng lãi suất khi đưa ra quyết định vào thứ Tư, với dự đoán thị trường rằng Chủ tịch Powell công bố mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
Ngân hàng Dự trữ Úc cũng sẽ phát hành biên bản cuộc họp gần nhất vào thứ Ba.
Các nhà đầu tư đang hướng sự quan tâm đến quyết định chính sách mới nhất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự kiến có hiệu lực vào thứ Năm. Khả năng lạm phát đình trệ đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương đặt cược vào việc trì hoãn việc tăng lãi suất cho đến cuối năm 2022 đang tăng lên.
Biến động gần đây đối với tiền tệ hàng hóa khi giá xuất khẩu tăng cũng đang chậm lại. Chi phí nguyên vật liệu tăng cũng đã và đang gây tác động trực tiếp lên người tiêu dùng và cản trở tăng trưởng kinh tế.
Đồng đô la Úc ổn định và thấp hơn khoảng 2% so với mức cao nhất trong 4 tháng của ngày thứ Hai là 0,7440 đô la..