Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

VOH - Đây là Bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, đặc biệt, là Bảo tàng nằm trong di tích.

Sáng 27/8, TPHCM tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định, chính thức đưa bảo tàng đi vào hoạt động. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống đấu tranh anh hùng cách mạng của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn – Gia Định nói riêng và lực lượng vũ trang TPHCM nói chung, đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định tọa lạc tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TPHCM. Đây là Bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định.

Đến tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, du khách sẽ được chiêm ngưỡng chiếc xe đạp máy hiệu Velo Solex của Pháp, sản xuất thập niên 1950 của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai giao cho nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ (bí danh Thu Ba) trước năm 1968, làm Trạm giao liên Biệt động Sài Gòn tại vùng xôi đậu ấp Trung Viết, xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi). Chiếc xe thực hiện nhiệm vụ đưa đón cán bộ nội thành ra vào chiến khu Củ Chi, chuyển thư từ, tài liệu, tiền vàng, thuốc tây… giao cho Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Bà Ngọc Huệ đã tặng lại kỷ vật quý trên cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn.

Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 1
Chiếc xe đạp máy hiệu Velo Solex của Pháp - Ảnh: TL

Tiếp đó là chiếc xe gắn máy hiệu Lambretta của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai trang bị cho gia đình ông bà Trần Văn Hãng (Ba Hãng) - thành viên Ban công tác 1, tiểu đoàn Quyết tử 950 đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là Biệt động Sài Gòn sử dụng đi lại và phục vụ hoạt động cách mạng trước năm 1975. 

Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 2
Xe gắn máy hiệu Lambrett của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai - Ảnh: TL

Nhiều loại thiết bị khác cũng có ở Bảo tàng Biệt động Sài Gòn: máy chiếu phim nhựa hiệu SANKYO DUALUX – 8 (trên máy có dòng chữ "Do dy No. 800420 Sankyo Sei ki MFG.CO.LTĐ – Zapan", mặt trước máy màu xám, mặt sau màu đen, có nắp đậy); máy chiếu hiệu Canon P.8 – Cinema star (Nhật Bản sản xuất, có hình hộp chữ nhật, màu trắng, mặt sau màu đen), thiết bị được sử dụng soi chiếu ảnh, phân tích tình hình, lên kế hoạch tác chiến, hoạt động, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1962 – 1968)... cùng rất nhiều hiện vật quý là vật dụng sinh hoạt của lực lượng biệt động Sài Gòn: đàn Mandolin, bình thủy...

Mỗi hiện vật là một câu chuyện kể sống động, gần gũi mà cũng đầy tính chất huyền thoại của Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đặc biệt và duy nhất ở Bảo tàng là bộ sưu tập hầm bí mật và bộ sưu tập phương tiện đi lại để hoạt động cách mạng của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 3
Vũ khí được cất giấu tại nhà AHLLVT Trần Văn Lai - Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 4
Nhiều hiện vật quý tại bảo tàng - Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 5
Bảo tàng được trang bị màn hình tương tác thông minh để du khách tra cứu - Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 6
Nhiều hiện vật đời thường thời kháng chiến tại bảo tàng - Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 7
Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 8
Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 9
Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 10
 
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 11
Bút ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TL
Khánh thành bảo tàng thông minh về Biệt động Sài Gòn - Gia Định 12
Vật dụng và vũ khí đạn dược được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: TL

Bảo tàng không những góp phần lưu giữ và lan tỏa ký ức lịch sử độc đáo Biệt động Sài Gòn, mà còn giúp thế hệ trẻ, người dân trong và ngoài nước hiểu thêm về công lao to lớn của tiền nhân trong việc đấu tranh và giành độc lập thống nhất đất nước.

Bình luận