Chờ...

Để giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách thực chất

VOH - Thời gian qua, Thành ủy TPHCM ban hành đề án 06 về nâng cao vai trò giám sát của MTTQ và nhân dân trong giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền giai đoạn 2021-2030.

Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM thực hiện tọa đàm: “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong đấu tranh phòng, chống suy thoái về đạo đức của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu”. Khách mời:

+ Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM.

+ Bà Trần Thị Hồng Nguyệt - Trưởng Phòng Dân vận, Hệ thống chính trị - Ban Dân vận Thành ủy TPHCM.

+ Bà Dương Thị Hồng Gấm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 1.

Ký 1 tọa đàm: “Để giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách thực chất

*VOH: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực thực hiện các mục tiêu của Đề án 06 như thế nào?

Bà Phan Kiều Thanh Hương: Đề án 06 của Ban Thường vụ Thành ủy ban hành chia thành hai giai đoạn:

2021- 2025 thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với tổ chức và cá nhân; sẽ giám sát cấp ủy, chính quyền cấp dưới và cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy, cơ quan chuyên môn, của chính quyền cùng cấp.

Giai đoạn của 2025 đến 2030 sẽ thực hiện giám sát đối với tổ chức, đó là giám sát cấp ủy, chính quyền cùng cấp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cũng như chính quyền và cơ quan chuyên môn.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội cấp trên sẽ giám sát người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền.

Sang giai đoạn 2025 – 2030, sẽ mở rộng hơn, đó là giám sát cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên để làm sao tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân cùng tham gia giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp.

*VOHQua 2 năm của giai đoạn một (2021-2025) đề án đã đạt kết quả cụ thể nào và có những hạn chế gì?

Bà Phan Kiều Thanh Hương: Đã thực hiện giám sát trực tiếp 1 đồng chí Bí thư Quận ủy, một Chủ tịch UBND huyện; 15 Bí thư, Chủ tịch các xã, phường, thị trấn và 41 cơ quan giúp việc cho cấp ủy, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và 7 cán bộ, đảng viên công chức đang công tác tại phường, xã, thị trấn.

Đối với hệ thống Mặt trận các cấp của thành phố cũng thực hiện 146 cuộc giám sát chuyên đề về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các chương trình đột phá, trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Thành phố cũng như là các cấp.

Những tổ chức và cá nhân được giám sát có tinh thần trung thực, thẳng thắn, cũng có nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cũng có những mặt còn hạn chế, đội ngũ của Mặt trận Tổ quốc các cấp chưa thể hiện được đầy đủ bản lĩnh. Còn lúng túng trong xác định nội dung nào cần thiết giám sát, nội dung nào là trọng điểm, trọng tâm. Còn e dè và chưa kịp thời phản hồi lại những cái kết quả mà người dân đặt ra.

Để giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách thực chất 1
Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM tại chương trình - Ảnh: Phương Dung

Bà Trần Thị Hồng Nguyệt: Nội dung này Ban Dân vận đã tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 13, phổ biến đến tận chi bộ.

Tại 16 Quận ủy đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức nghiêm túc Hội nghị nhân dân cấp quận, đồng thời tạo điều kiện hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân, Ban công tác Mặt trận, chi đoàn, chi hội ở khu phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, bản lĩnh, năng lực, kỹ năng giám sát, phản biện cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính trị xã hội.

Nội dung thứ hai mà Ban Dân vận tham mưu là thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giám sát, trong đó đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM là Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án.

*VOH: Đối với Quận 1 đã thực hiện những giải pháp nào để góp phần triển khai Đề án, thưa bà Dương Thị Hồng Gấm?

Bà Dương Thị Hồng Gấm: Về phía Mặt trận Quận, chúng tôi tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giám sát cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc. Tổ chức Hội thi phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ giám sát, lắng nghe, tháo gỡ các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện giám sát.

Chúng tôi cũng triển khai các phiếu khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác giám sát trên địa bàn. Qua đó tiếp nhận các ý kiến đánh giá tình hình thực hiện công tác giám sát của Mặt trận, đoàn thể, từ đó nhân rộng, phát huy những cái giải pháp hiệu quả, đồng thời khắc phục những cái hạn chế, tồn tại trong công tác giám sát.

Mời và tham vấn các chuyên gia theo từng lĩnh vực, chuyên đề giám sát để nâng cao chất lượng các cuộc giám sát. Tiếp tục triển khai các phiếu phản ánh thông tin đến cán bộ Mặt trận, đoàn thể và nhân dân. Tổ chức chương trình lắng nghe và đồng hành với hình thức “cà phê sáng Thứ Bảy” hàng tháng, qua đó lãnh đạo gặp gỡ, lắng nghe, tiếp nhận, giải quyết những ý kiến phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

*VOH: Trong quá trình thực hiện và triển khai đề án đã gặp những khó khăn nào và cần làm gì để khắc phục, vượt qua những trở ngại đó, thưa bà?

Bà Dương Thị Hồng Gấm: Vẫn còn gặp một số tồn tại trong việc xây dựng kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo. Một vài cấp ủy, đảng viên cũng chưa nhận thức được vai trò giám sát của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội; Quyền giám sát của nhân dân.

Kỹ năng về công tác giám sát của một số thành viên tham gia đoàn giám sát cũng có lúc hạn chế, chủ yếu là ghi nhận các mặt làm được, chưa làm được mà chưa đề xuất được giải pháp hiệu quả để kiến nghị sau giám sát.

Chúng tôi cũng chưa có nhiều hoạt động giám sát về kết quả giải quyết các kiến nghị của đoàn giám sát cũng như kết quả giải quyết các kiến nghị sau các cái hội nghị nhân dân.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong năm 2023 này, Ban Thường trực Mặt trận quận sẽ thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng cho các tổ chức chính trị xã hội, các phường, các khu phố.. về xây dựng quy trình và biểu mẫu giám sát.

*VOH: Qua thời gian theo dõi, việc giám sát ở các địa phương có những mô hình nào cần tiếp tục nhân rộng và phát huy?

Bà Phan Kiều Thanh Hương: Một số cơ sở đã thực hiện hộp thư góp ý, lắng nghe người dân kiến nghị đối với một vấn đề nào đó.

Hệ thống Mặt trận cũng đã tăng cường các trang tin điện tử, các bản tin của các cơ sở như một kênh tiếp nhận thông tin và hộp thư điện tử.

Bên cạnh đó, hình thức tiếp công dân cũng là một kênh để giám sát. Trước khi giám sát cũng phải thu thập những thông tin từ dư luận xã hội, qua đó tiếp nhận những câu hỏi trực tiếp của người dân, những kiến nghị cho đoàn giám sát khi thực thi nhiệm vụ của mình.

*Mời theo dõi kỳ tiếp theo