Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bác sĩ khuyến cáo: Đừng xem thường muỗi cắn

Bị muỗi đốt không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn để lại hậu quả nặng nề hơn. Hãy tìm hiểu ngay điều gì có thể xảy ra khi bị muỗi đốt thường xuyên.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã trao đổi, chia sẻ với thính giả VOH Radio về đề tài đừng xem thường muỗi cắn trong chuyên mục Sức khỏe là số 1. Hãy theo dõi ngay sau đây.

Ai thường xuyên bị muỗi cắn nhất?

bac-si-khuyen-cao-dung-xem-thuong-muoi-can-voh-1

Đối tượng nào dễ bị muỗi đốt?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết, thực tế chỉ có muỗi cái mới hút máu người vì nó cần sử dụng protein trong máu để phục vụ cho việc sản xuất trứng.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thuộc nhóm máu O thường bị muỗi cắn nhiều hơn những người mang nhóm máu A hoặc B. Một nghiên cứu khác cho biết, muỗi bị thu hút bởi những người thải ra lượng khí CO2 cao hơn những người bình thường như phụ nữ có thai hoặc người uống rượu bia.

Bị muỗi cắn nhiều có sao?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết, để hút máu, đầu tiên muỗi sẽ cắn và truyền một chất vào cơ thể chúng ta để làm loãng máu vì máu chúng ta dạng đặc nên nó không hút được. Chính chất nó truyền vào cơ thể chúng ta là thủ phạm gây ra siêu vi, ký sinh trùng.

Bị muỗi đốt không chỉ khiến chúng ta có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà đôi khi hình thành một số bệnh nguy hiểm. Điển hình nhất là bệnh sốt xuất huyết.

Hiện nay, dù có nhiều biện pháp, chiến dịch diệt muỗi nhưng chúng ta vẫn chưa cầm chân được bệnh sốt xuất huyết. Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ, đôi khi cả người lớn. Khi mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều người thường sốt rất cao, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngày nay, con muỗi không chỉ là thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết mà nhiều nghiên cứu đã phát hiện một số bệnh cũng nguy hiểm khác do muỗi gây ra đó là sốt rét và gần đây nhất đó là bệnh teo não.

Vì thế, bệnh truyền qua muỗi hiện nay đã gây áp lực lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Vậy bị muỗi đốt phải làm sao?

bac-si-khuyen-cao-dung-xem-thuong-muoi-can-voh-1

Làm gì khi bị muỗi đốt?

Sau khi bị muỗi đốt, cách xử lý tốt nhất là rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước lạnh. Việc này có thể giảm ngứa và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ muỗi.

Đồng thời bạn cũng cần phải chủ động phòng tránh để muỗi không đốt bạn nhiều lần sau nữa. Vì bị muỗi đốt thường xuyên có thể gây ra bệnh, điển hình nhất là sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết ở người lớn thường gây nhiều biến chứng hơn ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em dễ dàng nhất là trẻ bị sốt cao, còn đối với người lớn dấu hiệu rất khó phân biệt với những bệnh lý khác.

Do đó, dù là trẻ em hay người lớn đều phải biết cách phòng tránh để không bị muỗi đốt thường xuyên.

Biện pháp phòng tránh muỗi đốt hiệu quả

Thực tế, chúng ta thường nghe tuyên truyền hãy diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, biện pháp diệt lăng quăng thôi chưa đủ bởi tính chất thời tiết của nước ta là mưa nhiều, không thể nào tiêu diệt hết lăng quăng khi cống rãnh ở đâu cũng có.

Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là không cho muỗi vào nhà chúng ta. Nhưng nếu muỗi đã vào nhà thì chúng ta đừng cho nó cắn mình bằng cách:

  • Sử dụng mùng khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc xịt muỗi.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi có khả năng gây dự ứng với muỗi.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc xịt muỗi hay thuốc bôi chống muỗi cắn thì cần chú ý đến thành phần hóa học của nó và xem kĩ các hướng dẫn cũng như khuyến cáo trên sản phẩm. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ khuyến cáo không để thuốc xịt muỗi dính vào thức ăn vì có thể gây độc hại.

Để đảm bảo an toàn nên chọn những sản phẩm chống muỗi của các hãng uy tín.

Để nghe cụ thể những chia sẻ của bác sĩ Lương Lễ Hoàng về đề tài Đừng xem thường muỗi đốt thì bạn có thể click vào audio bên dưới.

Sốt xuất huyết - Ăn gì chóng khỏe?: Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Phó khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bị sốt xuất huyết và sau khi khỏi cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là bổ sung nhiều nước để cơ thể nhanh hồi phục.
Phòng bệnh sốt xuất huyết từ thói quen sinh hoạt: Trước diễn biến nhanh và phức tạp của dịch sốt xuất huyết trong mùa cao điểm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp để phòng, chống, đặc biệt là tại nhà, đồng thời không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh.
Bình luận