Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Đắng miệng – nguyên nhân và cách khắc phục cực hay

(VOH) - Rất nhiều người gặp phải tình trạng bị đắng miệng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Đó có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý nào đó.

Vị giác là một cảm giác phức tạp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, mang thai,…Đắng miệng vào buổi sáng hoặc đắng miệng, ăn uống không ngon là cảm giác mà nhiều người gặp phải, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

1. Đắng miệng là bệnh gì?

Nhiều người cho rằng, đắng miệng là một hiện tượng bình thường, nhưng theo các bác sĩ bị đắng miệng kéo dài có thể do các vấn đề sức khỏe sau đây:

dang-mieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cuc-hay-voh-1

Đắng miệng thường xuyên - dấu hiệu bệnh lý thường gặp (Nguồn: Internet)

1.1 Chức năng gan suy giảm

Gan là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật được tiết thường xuyên cả khi ăn và khi không ăn. Vị đắng trong miệng thường liên quan đến những rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật do suy giảm chức năng gan (thường do các bệnh về gan gây ra).

1.2 Khô miệng

Tình trạng khô miệng xảy ra khi miệng không sản xuất đủ nước bọt. Nước bọt giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng, do đó, nếu lượng nước bọt ít đi, vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn,…Nguyên nhân gây khô miệng có thể do thuốc hoặc sử dụng thuốc lá,…

1.3 Vấn đề nha khoa

Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra vị đắng trong miệng do nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng hoặc viêm nướu.

1.4 Mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải tình trạng có vị đắng trong miệng. Nguyên nhân do hormone trong cơ thể có sự biến đổi, có thể ảnh hưởng đến giác quan, gây ra cảm giác thèm ăn hoặc tạo cảm giác khiến một số thực phẩm có mùi khó chịu.

1.5 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày trở nên suy yếu, gây ra sự trào ngược axit lên ống dẫn thức ăn. Điều này gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc bụng và mang lại mùi hôi và vị đắng trong miệng.

1.6 Do thuốc

Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tình trạng đắng miệng. Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt.

Các loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng đắng miệng bao gồm:

  • Thuốc tim.
  • Thuốc lithium.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Vitamin có chứa khoáng chất hoặc kim loại như đồng, sắt hoặc kẽm.

1.7 Nhiễm nấm miệng

Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường gây ra các vết, đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Đồng thời cũng có thể gây ra vị đắng hoặc khó chịu cho đến khi điều trị hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng.

1.8 Căng thẳng và lo lắng

Mức độ căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể, điều này thường làm thay đổi vị giác. Bên cạnh đó, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng, yếu tố nguy cơ dẫn đến vị đắng.

Như vậy, đắng miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi có biểu hiện đắng miệng kéo dài và bất thường thì bạn nên đi khám để tầm soát bệnh, tránh kéo dài để bệnh thêm trầm trọng hơn.

2. Bị đắng miệng phải làm sao?

Để điều trị tình trạng đắng miệng cần xác định chính xác nguyên nhân. Khi đã xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách thì vị giác của bạn sẽ bình thường trở lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xử lý theo một số cách sau:

2.1 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Hàng ngày, chải răng, lợi và lưỡi đúng cách. Sử dụng chỉ nha khoa 3 – 4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữ kẽ răng.

dang-mieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-cuc-hay-voh

Vệ sinh răng miệng đúng cách, đặc biệt là lưỡi để tránh bị đắng miệng (Nguồn: Internet)

2.2 Uống đủ nước

Nên uống nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày. Tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước hơn, làm rối loạn hoạt động của dạ dày – ruột.

2.3 Ăn trái cây

Ăn các loại trái cây họ cam, quýt sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.

2.4 Nhai kẹo cao su không đường

Kẹo cao su không đường sẽ giúp duy trì lượng nước bọt trong miệng.

2.5 Tránh các yếu tố nguy cơ

Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay, giảm hoặc loại bỏ các sản phẩm từ thuốc lá và rượu.

Trên đây chỉ là một số giải pháp giúp bạn giảm cảm giác đắng miệng tạm thời. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì tốt nhất bạn nên đi khám và có giải pháp điều trị hợp lý.

Bình luận