Chờ...

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Uốn ván?

VOH - Vết thương không được chăm sóc kỹ là điều kiện để vi khuẩn Uốn ván xâm nhập và “tấn công”, khiến nhiều người, đặc biệt là lao động tay chân phải nhập viện thở máy, thậm chí là tử vong.

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn Uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và gây tử vong nhanh. 

Vi khuẩn Uốn ván tồn tại trong đường ruột của những loài động vật, ví dụ như trâu, bò… Khi ra môi trường bên ngoài, nếu có yếu tố tiếp xúc tốt, chúng sẽ phát triển thành bệnh và gây bệnh cho người thông qua các vết thương không được chăm sóc kỹ. 

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Uốn ván? 1
Chủ quan với vết thương nhỏ, nhiều người phải nhập viện điều trị Uốn ván - Ảnh: Internet

Đối tượng có nguy cơ cao mắc Uốn ván gồm: 

  • Người tiếp xúc với phân của các con vật như làm việc tại trang trại, chăn nuôi gia súc hoặc người làm vườn không được trang bị đồ bảo hộ lao động tốt. 
  • Người dọn dẹp vệ sinh công cộng tại cống rãnh, chuồng trại…
  • Công nhân xây dựng công trình
  • Bộ đội đi rừng nhiều
  • Người bị phẫu thuật tại các cơ sở không đảm bảo 
  • Sản phụ sinh nở bằng các phương pháp không vệ sinh 
  • Trẻ sơ sinh không được chăm sóc kỹ rốn hoặc tự cắt dây rốn cho bé bằng những dụng cụ không an toàn…

Tóm lại, những người tiếp xúc với môi trường có nhiều nhiễm khuẩn như rác thải, phân, chuồng trại, đặc biệt là vệ sinh kém rất dễ bị uốn ván. 

Tuy nhiên, Uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong không khí. Do đó, chỉ cần cơ thể có một vết trầy xước mà không được chăm sóc kỹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này. 

TS.BS Nguyễn Thị Sơn

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Uốn ván? 2

Hãy cùng theo dõi VOH Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.