Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là căn bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin cho cơ thể và các hormone này cũng giảm khả năng đưa đường vào tế bào để chuyển hóa (kháng insulin).
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại chính là Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, còn có một loại mới mang tên tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường não).
1. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Với bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ sẽ không chia giai đoạn. Tuy nhiên, ở tiểu đường tuýp 2, bệnh có thể phân thành 4 giai đoạn chính là tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2, xuất hiện biến chứng và tiểu đường giai đoạn cuối.
1.1 Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ở tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã phá hủy các tế bào sản sinh ra insulin. Kết quả là tuyến tụy không sản xuất được insulin.
Kiểm soát bệnh tiểu đường tốt sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh (Nguồn: Internet)
Trên thực tế, bị tiểu đường loại 1 thường không liên quan đến lối sống, ví dụ như ăn quá nhiều đường hay không tập thể dục hoặc bị béo phì.
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện rất nhanh, bao gồm:
- Luôn cảm thấy khát.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Giảm ký đột ngột (dù khẩu phần ăn bình thường hoặc tốt hơn).
- Mệt mỏi.
- Thường cảm thấy không được khỏe.
- Đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
- Thay đổi tính khí.
Nếu không điều trị, bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ trở nên nặng hơn và người bệnh có thể bị:
- Thở gấp hoặc sâu.
- Mất nước và ói mửa, dẫn đến hôn mê.
Việc điều trị tiểu đường loại 1 là insulin, người bệnh sẽ có đời sống phụ thuộc vào insulin hoàn toàn.
1.2 Tiểu đường tuýp 2
Nếu bạn không ổn định đường huyết tốt ngay ở giai đoạn tiền tiểu đường thì bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
Khi đó, tuyến tụy bắt đầu không sản xuất insulin cung cấp cho cơ thể, cộng thêm tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng vượt ngưỡng và gây ra các triệu chứng rõ rệt như:
- Da khô, ngứa ngáy.
- Tê bì, nóng rát chân tay.
- Luôn cảm thấy khát nước.
- Ăn nhiều nhưng nhanh đói.
- Mờ mắt, đau căng tức hốc mắt.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành.
- Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là về đêm.
Khi bị tiểu đường tuýp 2, bạn có thể dùng thuốc điều trị nếu đã thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện mà vẫn không làm giảm được đường huyết.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2 bạn cần tích cực điều trị cũng như kiểm soát lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống và tập luyện để tránh các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng thần kinh: Giảm cảm giác nhận biết, nóng rát tay chân, chuột rút về đêm.
- Biến chứng ở da: Khô da, da nứt nẻ, ngứa ngáy, nhiễm nấm,…
- Biến chứng mắt: Đau nhức hốc mắt, mắt mờ nhòe không nhìn rõ chữ, xuất huyết võng mạc.
- Biến chứng tim mạch: Xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…
- Biến chứng bàn chân: Vết thương lâu lành, nhiễm trùng, hoại tử,…
- Bệnh đái tháo đường: Tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, phù chân,…
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối thường gây ra các biến chứng như trên nhưng ở mức độ nặng hơn và người bệnh bị giảm tuổi thọ nhanh chóng. Vì thế, người bệnh cần điều trị các triệu chứng của biến chứng để kéo dài thời gian sống.
Tuy nguy hiểm nhưng nếu kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa biến chứng hiệu quả thì người bệnh có thể trì hoãn, thậm chí “đảo ngược” tiến triển của bệnh.
1.3 Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường loại này xảy ra khi mang thai và thường hết sau khi bé chào đời. Trong khi mang thai, nhau thai sản sinh ra các hormone giúp thai nhi lớn và phát triển. Các hormone này cũng phong tỏa hoạt động insulin của người mẹ. Do đó, nhu cầu về insulin khi đang mang thai cap gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Nếu cơ thể không thể tạo ra đủ insulin để đáp ứng đòi hỏi này, tiểu đường thai kỳ sẽ hình thành.
Các mẹ bầu có thể kiểm tra tiểu đường thai kỳ trong khoảng từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Lượng đường trong máu cao hơn mức thông thường có thể khiến thai nhi lớn hơn, việc sinh nở sẽ gặp khó khăn và cũng có thể làm tăng nguy cơ bé này sẽ bị tiểu đường về sau.
2. Bí quyết kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Để kiểm soát lượng đường huyết và tăng cơ hội “đảo ngược” tiến triển của bệnh thì bạn nên:
2.1 Tập thể dục đều đặn
Bạn có thể tập thể dục như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp bạn giảm đường huyết và giữ cân nặng khỏe mạnh.
Tập luyện mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)
2.2 Dùng thuốc theo chỉ định
Khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần hỏi rõ cách dùng và các tác dụng phụ có thể gặp để phòng ngừa nếu có thể.
2.3 Kiểm soát lượng tinh bột nạp vào
Phần lớn lượng đường trong máu đến từ các thực phẩm giàu chất bột đường như cơm, bún, miến, phở, bánh quy, kẹo… Để phòng bệnh tiểu đường bạn cần hạn chế nguồn đường này để giảm đường huyết.
Tuy nhiên, tinh bột cũng đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, thay vì loại bỏ hoàn toàn loại thực phẩm này, bạn nên ăn giảm trong mỗi bữa và ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây tươi) hơn để làm chậm quá trình hấp thu đường.
2.4 Từ bỏ thói quen hại sức khỏe
Nếu bạn đang hút thuốc lá hay thường xuyên phải uống rượu bia thì hãy tìm cách từ bỏ. Bởi những thói quen này sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp biến chứng hơn bình thường từ 30 – 40%.
2.5 Sử dụng thảo dược Đông y
Để cùng lúc đạt được 2 mục tiêu phòng ngừa biến chứng và ổn định đường huyết, bạn có thể sử dụng thêm các cây thuốc, thảo dược Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trước khi sử dụng các loại thuốc Đông y bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.