Chắc hẳn mọi người đã xem nhiều loại phim hay hình ảnh nào đó trên báo nói về chứng rối loạn đa nhân cách. Vậy làm sao mà trong cùng một cơ thể người lại có nhiều nhân cách tồn tại đến vậy? Sự thật đa nhân cách là gì? Hãy đi tìm câu trả lời.
1. Rối loạn đa nhân cách là bệnh gì?
Đa nhân cách là sự thể hiện 2 hay nhiều nhân cách khác nhau trong cùng một con người. Mỗi nhân cách có một bộ khung trí nhớ, hành vi, suy nghĩ và cảm xúc riêng. Mỗi thời điểm nhất định, một nhân cách chiếm lĩnh ý thức và tương tác với môi trường.
Tồn tại từ 2 bản thể trong cùng một cơ thể có nguy cơ bị rối loạn đa nhân cách (Nguồn: Internet)
Rối loạn đa nhân cách là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với người thường nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng.
Có thể bạn đã từng có những giây phút mơ màng, không còn nhận thức được những gì đang xảy ra và tách biệt về thế giới xung quanh khi làm việc quá căng thẳng. Rối loạn đa nhân cách cũng là một dạng tách biệt với môi trường xung quanh nhưng nghiêm trọng hơn. Đây là quá trình tâm lý khiến bạn mất kết nối với suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc nhân cách của chính mình.
2. Nguyên nhân gây rối loạn đa nhân cách
Nhiều người cho rằng chứng rối loạn đa nhân cách chỉ do sự hoang tưởng của người bệnh. Một số chuyên gia lại cho rằng chứng này là một nhánh của bệnh rối loạn nhân cách ranh giới. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn đa nhân cách là từ 0.01% đến 1% dân số thế giới.
Bệnh rối loạn đa nhân cách đặc biệt dễ phát triển trong những năm đầu đời. Trẻ bị bỏ bê hoặc lạm dụng về mặt tâm lý trong giai đoạn này dễ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Có đến 99% người mắc chứng rối loạn đa nhân cách từng bị lạm dụng liên tục, quá sức chịu đựng và ảnh hưởng đến tính mạng ở giai đoạn phát triển nhạy cảm (trước 9 tuổi).
Một số giả thuyết cho rằng các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, bị xao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương. Các yếu tố về thần kinh và gien như chấn thương não hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân.
3. Kiểm tra triệu chứng rối loạn đa nhân cách để xem mình có nguy cơ không?
Bạn hãy tự quan sát bản thân và nhờ những người xung quanh quan sát cùng để xem mình có những triệu chứng rối loạn đa nhân cách này hay không:
3.1 Có nhiều nhân cách khác nhau
Biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn đa nhân cách là sự hiện diện của ít nhất 2 bản thể riêng biệt liên tục kiểm soát hành vi của một người.
3.2 Có những khoảng trống trong ký ức
Từng bản thể của người bị rối loạn đa nhân cách cũng có những ký ức rất khác nhau nên người bệnh sẽ không có một ký ức hoàn chỉnh về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Bệnh nhân thường có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.
3.3 Quên thông tin cá nhân
Những người bị rối loạn đa nhân cách cũng có thể quên những thông tin cá nhân quan trọng như nơi làm việc, sở thích cá nhân, địa chỉ nhà,…
Người bị rối loạn đa nhân cách còn có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác như:
- Trầm cảm.
- Muốn tự tử.
- Rối loạn ăn uống.
- Cảm thấy bị cưỡng chế.
- Liên tục thay đổi cảm xúc.
- Lạm dụng rượu và ma túy.
- Ảo giác thính giác và thị giác.
- Bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh.
- Bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, sợ bóng tối hay mộng du).
Các triệu chứng khác của rối loạn đa nhân cách có thể bao gồm đau đầu, mất trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, lơ mơ…
4. Phân biệt đa nhân cách và tâm thần phân liệt
Rối loạn đa nhân cách và bệnh tâm thần phân liệt thường bị nhầm lẫn nhưng thật ra hai chứng bệnh này rất khác nhau.
Rối loạn đa nhân cách |
Tâm thần phân liệt |
Đây là bệnh ảnh hưởng tới cách hành xử của người bệnh. Những bệnh nhân mắc chứng này có nhiều bản thể và đôi khi có những khoảng trống không ký ức của mình. Đặc trưng của rối loạn đa nhân cách là mỗi bản thể có suy nghĩ và niềm tin hoàn toàn riêng biệt. |
Những người bị tâm thần phân liệt không có nhiều bản thể và có ký ức khá liền mạch về các sự kiện xảy đến với mình. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (ảo giác) và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế. |
4.1 Rối loạn đa nhân cách có chữa được không?
Rối loạn đa nhân cách rất khó điều trị (Nguồn: Internet)
Đến nay, vẫn chưa có cách chữa nhất định cho chứng rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên, một số phương thức điều trị có thể đem lại hiệu quả tích cực nếu bệnh nhân kiên nhẫn điều trị lâu dài. Một số liệu pháp điều trị hiệu quả bao gồm trò chuyện, tâm sự với bác sĩ tâm lý hoặc thực hiện tâm lý trị liệu và liệu pháp thôi miên. Ngoài ra, những liệu pháp bổ trợ như nghệ thuật trị liệu hoặc liệu pháp vận động cũng có thể có ích.
Không có thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh rối loạn đa nhân cách nên các phương pháp chữa trị tâm lý vẫn là cách điều trị chính. Tuy nhiên, thuốc điều trị những bệnh đi kèm rối loạn đa nhân cách như trầm cảm đôi khi cũng được sử dụng để nâng cao hiệu quả điều trị tâm lý.
Nhìn chung, điều trị rối loạn đa nhân cách cần có sự chăm sóc tâm lý và y tế phù hợp từ bác sĩ và mọi người xung quanh để đưa bệnh nhân dần trở lại với cuộc sống bình thường. Nếu kiên trì điều trị đúng hướng, người bị rối loạn nhân cách vẫn có thể thoát khỏi những mảnh ghép ám ảnh để trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.