Cây tai Phật có nguồn gốc từ Mexico, lá cây hình dáng như tai của đức Phật từ bi. Việc sử dụng cây này để làm cây cảnh sẽ giúp tinh thần của bạn luôn bình an, nhẹ nhàng và thư thái mỗi ngày. Không những thế, cây này còn có thể mang lại vượng khí cho gia chủ. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về giống cây cảnh này trong bài viết sau đây bạn nhé!
Ý nghĩa cây tai Phật là gì?
Cây tai Phật là giống cây thuộc họ bỏng, xuất xứ từ Mexico. Lá của cây rất giống với tai Phật vì lẽ đó mà người ta đã đặt cho cây cái tên này. Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác là cây môn lá tim hoặc Chinese Taro.
Nếu trồng cây cảnh này trong nhà, gia chủ sẽ luôn cảm thấy thư thái, tĩnh tâm và tinh thần nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Không những thế, theo phong thủy thì Chinese Taro cũng được lọt vào danh sách các cây cảnh giúp mang lại vượng khí và tài lộc cho gia chủ. Một số cây có cùng nguồn gốc từ Mexico là cây Kim Ngân, Sen đá, Kim đồng vàng…
Cây môn lá tim có thể mang lại vận khí tốt cho gia chủ
Những điều thú vị về cây tai phật
Cây Chinese Taro được sử dụng rất phổ biến trong văn phòng, cửa hàng và gia đình với vai trò làm cây cảnh. Một số vị trí có thể đặt cây như bàn làm việc, quầy thu ngân, bàn tiếp khách. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cây tại hành lang, phòng ngủ, lối đi lại, phòng khách, phòng làm việc...
Việc trồng cây môn lá tim sẽ góp phần giúp không khí trong nhà được thanh lọc dễ dàng. Cây còn có tác dụng trong việc đuổi muỗi rất tốt. Vì vậy, cây môn lá tim rất thích hợp để dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp...
Cây Chinese Taro có thể dùng để làm quà tặng cho bạn bè
Cách trồng cây tai phật
Cách trồng cây môn lá tim rất đơn giản, bạn chỉ cần tách những cây con đã mọc rễ có chiều cao khoảng từ 40cm trở lên. Đây là điều kiện giúp cây dễ sinh trưởng và phát triển hơn so với bình thường. Loài cây này có thể trồng được theo 2 cách là thủy canh và trồng trên đất. Nếu được chăm sóc cẩn thận cây sẽ phát triển rất nhanh và toát lên một vẻ đẹp thanh thoát nhất.
Trồng cây môn lá tim bằng cách tách lấy cây con
Nhiệt độ trồng cây tai phật
Cây tai Phật là giống cây sống tốt trong bóng râm. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất, bạn nên để cây tại vị trí muốn đặt trong khoảng từ 4 đến 5 ngày. Tiếp đó, thi thoảng bạn nên cho cây ra ngoài trời, nơi nhận được ánh sáng nhẹ từ mặt trời như ban công, gần cửa hoặc sân thượng. Như vậy cây sẽ được quang hợp một cách tốt nhất.
Nhu cầu nước của cây không quá cao nếu trồng trên đất. Vì thể, bạn chỉ nên tưới theo định kỳ 3 ngày 1 lần. Đồng thời cung cấp thêm phân NPK cho cây mỗi tháng 1 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển.
Nên tưới nước và bón phân cho cây định kỳ
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Trường hợp trồng cây trên đất không quá cầu kỳ. Tuy vậy, việc chọn đất trồng cần đảm bảo yếu tố tơi xốp và đủ độ ẩm. Theo đó, cây cảnh của bạn sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để luôn tươi tắn và đẹp hơn.
Nếu bạn muốn đơn giản hơn thì có thể trồng cây trong nước. Việc này dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải chọn đất và trồng cây. Bạn chỉ việc cho cây và bình chứa nước và giữ cây ổn định. Sau đó thi thoảng thay nước thì cây đã có thể sinh trưởng như bình thường.
Cây môn lá tim có thể trồng được trong nước và trên đất
Nhưng lưu ý khi trồng cây tai Phật
Một số vấn đề bạn cần lưu ý khi trồng cây môn lá tim:
- Đặt cây trong nhà quá lâu dẫn đến cây thiếu ánh sáng và bị bạc hoặc úa lá.
- Độ ẩm trong không khí cao, môi trường ngột ngạt khiến cây bị rệp, nấm trắng.
- Tưới nước không đúng khiến cây bị thối thân, vàng lá, thối rễ.
Cần cho cây ra ngoài ánh sáng theo định kỳ để tránh bị rệp lá
Cách chăm sóc cây tai phật
Như chúng tôi đã nhắc ở trên thì loài cây này không cần phải tưới nước và bón phân quá nhiều. Cứ cách 3 ngày bạn hãy tưới nước 1 lần và 1 tháng chỉ bón phân NPK 1 lần. Như vậy cây đã đủ chất dinh dưỡng để phát triển và sinh trưởng tốt.
Không cần tưới cây và bón phân cho cây cảnh quá nhiều
Như vậy, việc cây tai Phật không hề khó khăn, chỉ cần bạn chú ý một chút thì cây có thể sinh trường vô cùng thuận lợi. Với ý nghĩa mang lại sự thư giãn và vận may trong cuộc sống thì bạn nên sở hữu một chậu cây cảnh cho riêng mình. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cảnh này.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cây_cảnh
Nguồn ảnh: Internet