Vạn lộc thường được sử dụng để làm cây cảnh ở các gia đình hay văn phòng. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà chúng còn là biểu trưng cho sự may mắn và tài lộc. Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu về loài cây này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ý nghĩa của cây vạn lộc trong phong thủy
Trong trang trí nội thất, nhiều người thường mua vạn lộc về để tại nhà hoặc phòng làm việc. Vạn lộc được biết đến là cây thân thảo, lá có hình bầu dục, viền xanh và màu hồng đỏ trông rất tinh tế và đẹp mắt. Người ta xếp chúng vào loại cây phong thủy nên trồng bởi ngay từ cái tên đến màu sắc đã toát lên phần nào ý nghĩa của loại cây này.
Theo thuyết phong thủy, vạn lộc là biểu tượng cho sự may mắn. Do đó, loài cây này thường được dùng làm quà mừng tân gia, trồng trong nhà để gia đình an khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt.
Cây vạn lộc đem lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia đình
Những điều thú vị về cây vạn lộc
Vạn Lộc là giống cây thuộc họ hàng nhà Ráy, sinh trưởng và phát triển ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở phía bắc của Ấn Độ và các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Loại cây này thuộc dạng thân thảo, khi trưởng thành sẽ có độ cao khoảng 20 đến 40 cm.
Ngoài công dụng trang trí và ý nghĩa phong thủy, vạn lộc còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Khi đặt cây trong nhà hay văn phòng, chúng sẽ hấp thụ các khí độc. Nhờ đó tạo ra nguồn sinh khí tươi mát, mang lại sức khỏe tốt cho con người.
Vạn lộc có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt
Cách trồng cây vạn lộc
Cây vạn lộc rất dễ trồng và chăm sóc. Bạn có thể trồng trong nước hay đất chúng đều sống được. Trồng theo cách thủy sinh bạn chỉ cần cho nước sạch vào bình, đặt nhẹ vạn lộc xuống và cho thêm sỏi chèn xung quanh. Lưu ý, cần rửa sạch rễ trước khi bỏ vào bình. Ngoài ra bạn có thể trồng trong đất bằng cách nhân giống thường được áp dụng là tách cây con khỏi bụi và đem trồng trong đất.
Vạn lộc có thể trồng thủy sinh trong nước hoặc chậu đất
Nhiệt độ trồng cây vạn lộc
Vạn lộc thích hợp sống ở nơi có khí hậu mát mẻ khoảng 25 đến 35 độ C. Khi trồng bạn để chúng ở các vị trí râm mát, thường xuyên tạo độ ẩm để cây phát triển tốt hơn. Vạn lộc thường được trồng trong nhà hay văn phòng. Ngoài ra bạn có thể trồng chúng ngoài trời tuy nhiên phải đảm bảo ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp.
Vạn lộc thích hợp trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Cây vạn lộc có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại đất có độ tơi xốp, trộn cùng tro, trấu gạo và xơ dừa. Đất chứa các thành phần này sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu để cây sớm bén rễ, mau lớn. Hoặc, bạn có thể ra các tiệm cây cảnh mua đất Tribat về trồng cũng khá tốt.
Chọn đất tơi xốp để trồng vạn lộc
Những lưu ý khi trồng cây vạn lộc
Vạn lộc là loại cây có thể trồng trong nhà và không cần quá nhiều ánh sáng. Tuy nhiên bạn vẫn nên để cây đón ánh nắng tự nhiên 1 tuần/ lần. Khi cây có biểu hiện thân mềm đi và héo úa là do thiếu ánh sáng. Cách khắc phục là đặt chậu cây ra gần các khu cửa sổ khoảng 5 đến 7 giờ mỗi ngày, chúng sẽ nhanh khỏe trở lại
Nếu bạn trồng Vạn lộc trong nước thì khoảng 5 đến 7 ngày thay nước cho cây một lần. Mỗi lần thay cần rửa sạch các mảng rêu, bẩn, và cắt đi các rễ bị nhũn, thối. Điều này giúp cây mọc rễ mới độc thời tránh được các bệnh nấm trên thân cây hiệu quả.
Những lưu ý khi trồng cây vạn lộc
Cách chăm sóc cây vạn lộc
Đối với loại cây nào cũng vậy, nếu chúng nhận được nhiều dinh dưỡng thì sẽ phát triển tốt, lá xanh mướt. Vì vậy, bón phân cho vạn lộc là rất cần thiết trong quá trình chăm sóc cây. Bạn có thể dùng các loại phân nhả chậm hay NPK để bón cho chúng. Ngoài ra, mỗi tuần nên tưới nước cho cây 2 đến 3 lần để tạo độ ẩm thích hợp cho cây phát triển.
Bón phân để giúp cây vạn lộc phát triển tốt
Cây vạn lộc có độc không?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhà khoa học nào đưa ra nhận định loài cây này có độc hay không. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên lưu ý bởi vạn lộc là nhóm cây họ Ráy. Họ này thường gây ngứa nổi mẩn cho con người khi chạm vào. Ngoài ra, nếu không may ăn phải có thể dẫn đến tình trạng bị rát lưỡi, ngứa họng, ảnh hưởng đến khoang miệng. Khi trường hợp này xảy ra, bạn nên súc miệng bằng nước ấm pha muối loãng để giảm bớt khó chịu.
Vạn lộc sẽ gây ngứa nếu chẳng may dính phải nhựa cây
Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc hiệu quả. Ngày nay, sự xuất hiện của loại cây này trong các gia đình hay văn phòng ngày càng nhiều. Bạn có thể mua chúng về trồng để trang trí thêm cho căn nhà trở nên sinh động và tươi đẹp hơn. Đừng quên theo dõi những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hơn nữa về các loại cây cảnh nhé!
Nguồn ảnh: Internet