Vào năm 1973, người ta tìm thấy một loại sâm quý trên núi Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum, và họ đã sử dụng tên núi để đặt tên cho loại sâm này. Sâm Ngọc Linh chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200m trở lên, thuộc giống cây thân thảo sống lâu năm. Chiều cao trung bình của sâm là 40-100cm, thân rễ có sẹo và đốt giống đốt trúc, màu lục hoặc hơi tím. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cách trồng sâm hiệu quả.
Cách trồng sâm Ngọc Linh
Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của giống sâm này được công bố thì việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan xuất hiện rầm rộ. Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này, nhiều nơi đã nghiên cứu và tiến hành gieo trồng Ngọc Linh. Có 2 phương pháp để trồng sâm như sau.
Phương pháp 1: Trồng từ cây con
Nếu trồng từ cây con, bạn tạo hố có đường kính 8-10cm, chiều sâu khoảng 6-8cm. Bấng nhẹ, tách cây con ra để mang đi trồng tránh bị xây xát, đứt rễ. Đặt cây con vào hố, điều chỉnh cho thân cây thẳng đứng, cổ rễ ngang với mặt đất. Sau đó, lấp và ấn chặt đất xung quanh gốc theo hình mâm xôi để tránh cây bị úng lúc mưa. Không nên làm vỡ bầu, bứt rễ và dập nát cây lúc trồng.
Phương pháp 2: Sử dụng mầm
Còn nếu sử dụng mầm, bạn tạo hố giống với trồng cây con, chiều sâu 5-7cm. Đặt thân mầm xuống sao cho thân khí sinh hướng lên, lấp đất rồi ấn chặt phần gốc. Bạn nên phủ lớp lá khô lên mặt đất để giữ ấm cho cây sau khi trồng. Đồng thời, lá khô sau một khoảng thời gian sẽ phân hủy cung cấp mùn cho cây.
Có 2 phương pháp để trồng sâm Ngọc Linh
Nhiệt độ trồng sâm Ngọc Linh
Loài cây này mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn thích hợp trồng ở độ ẩm 85-90% nên ưa mát. Nhiệt độ trung bình để trồng sâm từ 14-18 độ C, hoặc thấp nhất 8-10 độ C và cao nhất 20-25 độ C.
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Đất để trồng sâm Ngọc Linh phải ở độ cao hơn 1000m, giàu mùn, bằng phẳng và thoát nước tốt. Đầu tiên, bạn nhấc cây khỏi vườn ươm và không được làm mất đất củ giống. Đổ phân gà xuống hố, ấn chặt đất vùng gốc rồi vun thêm lớp xung quanh sao cho kín hố. Bạn không được để hố đọng nước vì củ sâm sẽ bị thối.
Bạn nên thận trọng trong việc trồng sâm
Những lưu ý khi trồng sâm Ngọc Linh
Một số những điều bạn cần lưu ý trong quá trình trồng sâm:
- Bạn nên chọn cây giống đạt tiêu chuẩn, khỏe và không có sâu bệnh.
- Đất trồng có nhiều mùn, không úng nước.
- Tăng cường biện pháp canh tác để hạn chế những dịch bệnh gây hại.
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý sớm các đối tượng gây hại.
- Bạn nên làm bẫy lồng, sử dụng túi nilon hoặc lưới… để ngăn động vật hại vườn sâm.
- Bạn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra dịch hại nặng.
- Cần trồng cây đúng cách tránh nước mưa tạo dòng chảy khiến đất luống sâm ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại.
Cần chú trọng đến nhiều vấn đề trong quá trình trồng sâm
Cách chăm sóc Sâm Ngọc Linh
Để chăm sóc Sâm Ngọc Linh khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Vào tháng 3, bạn nên làm sạch cỏ và rãnh luống.
- Tháng 4-5 thì bổ sung nước để giữ ẩm cho sâm không bị nắng hạn.
- Chú ý đến vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước.
- Cần bón phân quanh gốc cây, vét rãnh luống và nhặt cỏ dại để sâm ngủ đông vào cuối mùa mưa.
- Để phòng ngừa sâu bệnh, bạn cần dọn sạch đất và để mái che đúng chế độ chiếu sáng.
- Thường xuyên kiểm tra luống sâm để phát hiện sớm nếu có sâu bệnh. Bạn sẽ phải đốt, đổ vôi bột hoặc nước sôi vào gốc để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển khi bắt đầu xuất hiện.
Các phương pháp chăm sóc cây Ngọc Linh
Thu hoạch sâm Ngọc Linh
Sau khi được ươm mầm và chăm sóc khoảng 6 -7 năm, sâm Ngọc Linh sẽ trưởng thành và cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch hiệu quả nhất đó là lúc sâm bước vào kỳ nghỉ đông khoảng tháng 11 hoặc 12.
Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất hiện nay. Thông qua nghiên cứu, giống sâm này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan… Với nhiều công dụng như vậy, bạn cần phát triển trồng trọt và bảo vệ loại sâm này tránh nguy cơ tuyệt chủng giống sâm quý.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m_Ng%E1%BB%8Dc_Linh
Nguồn ảnh: Internet