Chờ...

Ý nghĩa và cách trồng cây bao Thanh Thiên

Cây bao Thanh Thiên được trồng khá nhiều trong văn phòng bởi nó không chỉ sở hữu vẻ đẹp tinh tế mà còn mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống.

Bao Thanh Thiên còn có tên gọi là cây Thuyền trưởng đỏ hay Cung điện đỏ. Nó thuộc về họ Ráy và nguồn gốc xuất xứ từ Mexico. Bao Thanh Thiên không chỉ được biết đến ở đặc điểm hình thái nổi bật với lá bắt mắt màu đỏ tía, có gân hồng mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. 

Ý nghĩa cây Bao Thanh Thiên là gì?     

Theo phong thủy cây Bao Thanh Thiên với màu sắc đỏ mang đến sự may mắn, hạnh phúc cho con người. Nó còn là loài cây thu hút may mắn, tài lộc vì vậy người ta tin rằng đặt cây Bao Thanh Thiên trên bàn làm việc hoặc là ở phòng khách gia đình thì sẽ thu hút tiền tài, vận may, thịnh vượng.

voh.com.vn-cay-bao-thanh-thien-1

Cây Bao Thanh Thiên biểu tượng cho sự thanh liêm

Nói về biểu tượng thì đúng như tên gọi Bao Thanh Thiên là loại cây biểu tượng cho sự mạnh mẽ, thanh liêm, trung thực và ngay thẳng. Mặc khác với màu đỏ rực cây Bao Thanh Thiên còn là biểu tượng của tình yêu trong cuộc sống.

Những điều thú vị về cây bao thanh thiên         

Bởi vì cây Bao Thanh Thiên không chỉ đẹp mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành nên nó được trồng phổ biến trong văn phòng làm việc. Ngoài ra cây Bao Thanh Thiên sở hữu kích thước nhỏ, không tốn quá nhiều diện tích, độc đáo về màu sắc, dễ chăm sóc nên người ta còn trồng nó nhiều trong không gian khác nhau. Từ nhà ở, phòng ăn, phòng làm việc, phòng đọc sách... đều có thể trồng loài cây này.

Đặc biệt không chỉ trồng được trong đất mà chúng ta còn có thể trồng cây Bao Thanh Thiên theo hình thức thủy canh. Khi bộ rễ lộ ra rất đẹp mắt sẽ giúp chúng ta giảm đi những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.

Cách trồng cây Bao Thanh Thiên 

Bao Thanh Thiên thuộc về cây bụi nên người ta áp dụng phương pháp tách cây con từ chính cây mẹ để tạo nên một cây con mới hoàn toàn khỏe mạnh. Cách tách vô cùng đơn giản như sau:

  • Nhổ cây từ bồn, chậu ra và giũ cho sạch đất.
  • Tiếp đến bạn hãy sửa lại bộ rễ vì nó khá chằng chịt để tìm mầm chồi và bộ rễ.
  • Sau đó hãy dùng dao bén cắt những cây to thành nhiều bụi theo nhu cầu.
  • Cuối cùng chúng ta chỉ cần rửa sạch rồi đem trồng trong nước hoặc chậu đất đều được.

voh.com.vn-cay-bao-thanh-thien-2

Chúng ta có thể tách cây bao thanh thiên từ chính cây mẹ

Nhưng lưu ý khi tách cây bạn không nên tách quá nhỏ và nên tách ra với nhiều rễ một chút. Nó sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Nhiệt độ trồng cây bao thanh thiên          

Chúng ta có thể trồng được cây Bao Thanh Thiên trong môi trường thủy canh hay là trồng trong đất đều được. Bởi loài cây này dễ sinh trưởng, phát triển hơn nữa lại cần rất ít năng lượng.

Ngoài ra khi trồng Bao Thanh Thiên thì nên trồng ở môi trường nhiều ánh sáng giúp mang lại cho cây độ đậm màu và đẹp nhất có thể.

Về dinh dưỡng thì chúng ta dùng phân bón tổng hợp NPK để bón cho cây Bao Thanh Thiên. Bạn có thể bón 2,3 tuần 1 lần hoặc nếu không có thời gian bạn có thể bón 1 tháng 1 lần.

Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng 

Vì Bao Thanh Thiên có thể trồng được ở cả hai môi trường là thủy canh và đất trồng nên chúng ta cần lưu ý mỗi một cách trồng hãy chú ý đến một số vấn đề như sau:

Đối với trồng cây Bao Thanh Thiên thủy canh

Lá cây Bao Thanh Thiên là có nhiều sắc tố nên thỉnh thoảng chúng ta cần đưa nó ra ngoài nắng để hứng. Nên đưa liên tục mỗi tuần từ 1 đến 2 giờ để cây hứng ánh nắng tốt nhất.

Bạn cần chú ý sau khi cây đã phát triển một thời gian thì nên nhặt bỏ các lá vàng, tỉa lá giúp cây thông thoáng. Ngoài ra nếu thấy nước bên trong có hiện tượng đục và sủi bọt nhiều cũng cần phải đổ đi rồi thay với nước mới.

Đối với trồng cây Bao Thanh Thiên trong chậu

Khi trồng cây Bao Thanh Thiên trong đất thì chúng ta chọn loại đất có chứa nhiều dinh dưỡng. Có thể kèm thêm mùn cưa vào đất hay phân hỗn hợp để đảm bảo dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn.

Nếu thấy lá úa vàng thì cần phải bổ sung dinh dưỡng hoặc đưa cây ra nắng sẽ giúp cây nhanh chóng được hồi phục.

Nhưng lưu ý khi trồng cây bao thanh thiên        

Trong quá trình trồng cây Bao Thanh Thiên thì bạn chú ý một số vấn đề như sau:

Với cây trồng trong nước

Khi thấy nước có hiện tượng sủi bọt cần quan sát kĩ xem cây có bị thối rễ và đang phân hủy hay không. Trường hợp này bạn lưu ý rằng nên dùng vòi nước để xịt nhẹ nhàng cho cây và rửa sạch bình, thay nước mới. Chú ý không được đổ nước nhiều gây ngập thân cây.

Hoặc nếu thấy cây lá màu nhạt thì nên đưa ra nắng hứng để đảm bảo ánh sáng giúp lá sẫm màu và cây tốt hơn.

Với cây trồng trong đất

Khi trồng cây trong đất có thể sẽ xuất hiện 1 số loài sâu bệnh bạn cần chú ý theo dõi bắt sâu cho cây. Cần dọn cỏ quanh gốc sẽ giúp cây thông thoáng và phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc cây Bao Thanh Thiên          

voh.com.vn-cay-bao-thanh-thien-3

Nên chú ý cho cây hứng nắng để đảm bảo phát triển xanh tốt

Với cây trồng trong nước

Bởi vì cây Bao Thanh Thiên cần nhiều nước nên bạn cần chú ý nước nếu trồng trong bình sẽ nhanh bị cạn, hãy đảm bảo nước phải ngập khoảng 2/3 bộ rễ.

Nên cho cây hứng nắng mặt trời thường xuyên để đảm bảo tươi tốt.

Với cây trồng trong đất

Nếu trồng trong đất thì cũng thường xuyên tưới nước cho cây nhưng lưu ý đảm bảo không tưới quá nhiều.

Nên bón phân tổng hợp NPK 2,3 tuần hoặc 1 tháng 1 lần. Và có thể bón thêm mùn cưa giúp cây phát triển tốt hơn.

Mặc khác cũng cần đảm bảo nơi trồng cây có đầy đủ ánh nắng mặt trời giúp cây phát triển xanh tươi.

Qua bài viết đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cây Bao Thanh Thiên và cách trồng, chăm sóc. Thật đơn giản chỉ cần chúng ta bỏ ra một chút công sức là đã có thể trồng thành công rồi. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều thông tin về cây cảnh khác bạn nhé!

Nguồn ảnh; Internet

Trồng cây bách thủy tiên cực dễ mà còn mang lại may mắn cho gia chủ Cây bách thủy tiên có tên khoa học là Echinodorus cordifolius thuộc họ thực vật Alismataceae, cây còn có tên gọi khác là cây thủy cúc.
Ý nghĩa của cây thanh tâm và cách trồng cây đúng kỹ thuật Cây thanh tâm là loài cây được giới văn phòng ưa chuộng và lựa chọn sử dụng làm cây trang trí, để bàn. Cùng khám phá ý nghĩa và cách trồng loại cây này nhé.