Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức

(VOH) - Khuya 19/3 và rạng sáng 20/3, hai vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn TP.Thủ Đức làm 3 người tử vong.

 

TIN TRONG NƯỚC 

TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức

Khuya 19.3 và rạng sáng 20.3, hai vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn TP.Thủ Đức làm 3 người tử vong.

Hơn 5 giờ ngày 20.3, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) vừa hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn xe máy lao lên lề đường tông vào cột điện khiến 2 nam thanh niên tử vong tại chỗ.

Theo đó, khoảng 2 giờ 30 phút rạng sáng cùng ngày, hai nam thanh niên chở nhau bằng xe máy biển số 59U-28..., lưu thông trên đường Ngô Chí Quốc hướng từ Bình Dương đi TP.HCM.

Khi ôm cua qua đoạn phía trước Khu chế xuất Linh Trung 2 (P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức) thì bất ngờ lao lên lề đâm vào cột điện.

Vụ tai nạn làm hai thanh niên tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, chiếc xe máy hư hỏng nặng.

Trước đó, khoảng 23 giờ khuya 19.3, một người đàn ông chạy xe máy biển số 59C4-10... trên đường Tố Hữu hướng từ Lương Định Của ra Mai Chí Thọ.

Khi đến giao lộ với đường Nguyễn Cơ Thạch (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.HCM) thì va chạm với chiếc ô tô đang chạy trên đường Nguyễn Cơ Thạch theo hướng cầu Thủ Thiêm ra Mai Chí Thọ.

Cú va chạm mạnh làm người đàn ông đi xe máy văng lên cao, té xuống đường tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy biến dạng hoàn toàn, chiếc ô tô bị hư hỏng nhẹ.

tai nạn

Hiện trường tai nạn xảy ra trước Khu chế xuất Linh Trung 2 làm hai nam thanh niên tử vong tại chỗ

Cà Mau chấn chỉnh việc quản lý F0 tại nhà

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân không tuân thủ quy định, nếu vi phạm đến mức xử lý kỷ luật thì phải xem xét, xử lý; không được kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Theo lãnh đạo Cà Mau, thời gian qua việc tổ chức chăm sóc và cấp phát thuốc cho các F0 điều trị tại nhà đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ nhập viện, thực hiện đạt kết quả tốt "4 tại chỗ" đúng theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.

Tuy nhiên, gần đây theo phản ánh của người dân, cho thấy một số trạm y tế xã, phường, thị trấn có biểu hiện lơ là, đùn đẩy trách nhiệm. Người bệnh không được cấp phát thuốc điều trị nhưng cán bộ y tế không giải thích, hướng dẫn đến nơi đến chốn, nhất là khâu tư vấn, phân loại bệnh, cấp phát thuốc miễn phí hoặc hướng dẫn cho người dân mua thuốc uống để điều trị kịp thời, gây bức xúc cho người dân.

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 2

Cách ly y tế hộ gia đình có F0 tại Cà Mau - Ảnh: TTO

Buôn Ma Thuột tràn lan phân lô bán nền đất rẫy

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, Lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khẳng định kiên quyết ngăn chặn phân lô bán nền đất rẫy. Nhưng thực tế, nạn san ủi, phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, đất rẫy vẫn diễn ra.

Trả lời về vấn đề này, ông Vũ Văn Hưng - chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột - cho biết từ năm 2020 trở lại đây, do các cấp chính quyền tập trung phòng chống COVID-19 nên cũng lơ là việc quản lý đất đai, xây dựng, một số địa phương như phường Thành Nhất, xã Ea Kao… có sự buông lỏng.

Cũng theo ông Hưng, thanh tra về công tác quản lý đất đai, xây dựng đã phát hiện một số địa phương có sai phạm nghiêm trọng, thậm chí có nơi rất nghiêm trọng. Thành phố phải lập hội đồng kỷ luật để xử lý kỷ luật, gắn với các sai phạm của những lãnh đạo tại các địa phương.

Tái diễn nạn đổ trộm rác bừa bãi trên đường phố Hà Nội

Không chỉ rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, mà ngay cả rác thải xây dựng cũng được đổ thẳng ra đường phố, gây khó khăn cho việc thu dọn… Công nhân vệ sinh phát hiện, nhắc nhở còn bị dọa đánh.

Ngày 19-3, ghi nhận tại nhiều tuyến đường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Nam Từ Liêm… (Hà Nội) lại diễn ra tình trạng đổ trộm rác khiến mùi hôi thối, nước thải chảy lênh láng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 tình trạng đổ trộm rác thải ra đường gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hà Nội. Thời gian gần đây, tình trạng này không có dấu hiệu giảm mà lại gia tăng.

Theo ông Nguyễn Thượng Hiền - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường - cho biết theo kết quả điều tra, đánh giá, hiện trên cả nước khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hơn 61.000 tấn/ngày, trong đó TP.HCM phát sinh khoảng 9.100 tấn/ngày, Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 tấn/ngày.

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 3

Trên đường Đê La Thành (quận Ba Đình) 

Cảnh báo chỉ số UV ở mức nguy hại cao

Dự báo chỉ số UV trong ngày hôm nay (20.3), các thành phố miền Bắc có chỉ số UV cao nhất trong ngày ở mức cao, riêng Hà Nội đạt mức trung bình; các thành phố miền Trung và miền Nam đều đạt mức rất cao, ngoại trừ TP.Cần Thơ mức cực đoan.

Dự báo chỉ số UV cực đại tiềm năng trong 3 ngày tiếp theo, các thành phố phổ biến đều có nguy cơ gây hại cao đến rất cao, riêng TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) có nguy cơ gây hại trung bình.

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 4

Các thành phố miền Trung và miền Nam có chỉ số UV ở mức rất cao, ngoại trừ TP.Cần Thơ mức cực đoan

Tin tức thời tiết hôm nay 20.3.2022

Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và Đài khí tượng thủy văn Trung ương (Bộ TN-MT), Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; riêng khu Tây Bắc có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh.

Bắc Trung bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Nam Trung bộ, Nam bộ và Tây nguyên có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ.

TIN THẾ GIỚI:

Giá cả tăng trên toàn thế giới, nhiều người nghèo đói

Giá các mặt hàng lương thực và năng lượng tăng đột biến trong thời gian gần đây có thể đẩy hơn 40 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực, hậu quả của các biện pháp hạn chế xuất khẩu và trừng phạt nhằm vào lĩnh vực sản xuất lương thực của Nga.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các khách hàng nhập khẩu trực tiếp lúa mì từ Nga và Ukraine, vốn chiếm tới 25% lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn thế giới hiện là đáng lo ngại nhất. Tuy nhiên, giá cả sẽ tăng trên toàn thế giới khi các nhà nhập khẩu cạnh tranh để tìm nguồn cung cấp thay thế. 

Trung tâm Phát triển toàn cầu kêu gọi các cơ quan phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế hành động khẩn cấp khi nhu cầu hỗ trợ nhân đạo gia tăng trên toàn thế giới, trong khi các nước giàu có nên tài trợ bổ sung cho các thể chế này để sẵn sàng đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới.

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 5

 

Người Mỹ khốn đốn vì bão giá

Từ chai nước mắm, ký gạo, trái cây đến tiền đổ xăng, tiền thuê nhà đều tăng chóng mặt khiến nhiều người sống tại Mỹ vất vả tính toán chi tiêu hàng ngày.

COVID-19 ập đến, chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn. Giá hàng hóa tiếp tục nhảy múa. Lạm phát vào tháng 1-2022 đã lên tới 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Cuộc chiến bên kia châu Âu, như giọt nước tràn ly, đẩy giá xăng dầu lên cao. Những thứ khác bắt đà đi lên theo đường thẳng đứng.

Điều đáng sợ nhất chính là tiền nhà ngày một tăng cao, giá nhà trung bình ở Mỹ đã tăng thêm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Và tất nhiên nó sẽ tiếp tục tăng khi giá sắt thép và nhân công ngày một đắt đỏ. Theo thống kê của trang Porch.com, trang web kết nối chủ nhà với tổng thầu xây dựng ở địa phương, 61% người thuê nhà trên khắp các đô thị lớn của Mỹ không thể mua nhà dù để dành rất nhiều năm.

Trong năm qua, chi phí gas, thực phẩm, ô tô và đồ nội thất tăng mạnh đã làm tiêu tốn nhiều tiền của người Mỹ. Vào tháng 12/2021, các nhà kinh tế tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania ước tính rằng một hộ gia đình trung bình phải chi nhiều hơn 3.500 USD so với năm 2020 để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ giống hệt nhau.

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 6

Giá cả hàng loạt mặt hàng và dịch vụ tại Mỹ đã tăng vọt trong năm qua. Ảnh: AP

Mỹ tiếp tục tung đòn kinh tế với Nga

Phương Tây, do Mỹ dẫn đầu, đang đẩy nhanh các biện pháp gây khó khăn cho nền kinh tế Nga, đồng thời phát đi tín hiệu cảnh báo tới các quốc gia đứng về phía Nga.

Động thái trên của lưỡng viện Quốc hội Mỹ đánh dấu bước đi mới của Washington trong việc gây khó khăn hơn nữa cho kinh tế Nga, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn do các biện pháp cấm vận của phương Tây.

Theo quy chế "tối huệ quốc", các nước là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cam kết sẽ dành những ưu đãi thương mại tương tự nhau với các thành viên khác cùng thuộc tổ chức này.

Sự hiện diện của Tổng thống Biden tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới có thể gia tăng áp lực lên các đối tác châu Âu không muốn cắt đứt quan hệ năng lượng với Nga. 

Các nguồn tin ngoại giao ở châu Âu tiết lộ nếu ông Biden kiên quyết bắt châu Âu đoạn tuyệt với dầu khí Nga thì Brussels sẽ mặc cả yêu cầu này bằng việc Mỹ phải nới lỏng các điều kiện bán khí đốt hóa lỏng cho châu Âu.

Về phía Nga, nước này nhiều lần hạ thấp mức độ ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt và cho rằng đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nước này giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách “Zero COVID”

Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách "Zero COVID", nhưng trước thực trạng biến thể Omicron đang lây lan mạnh tại hầu hết các tỉnh thành, trong tuần này, ngành chức năng Trung Quốc đã có nhiều động thái điều chỉnh chiến lược phòng chống COVID-19. Rõ nhất là các biện pháp phong tỏa diễn ra mạnh mẽ, dứt khoát để sớm mở cửa lại những vùng có dịch. Đó là nội dung được phần lớn các báo ở Trung Quốc dành nhiều thời lượng.

Trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo cấp cao về tình hình COVID-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh duy trì trọng tâm chiến lược, theo đuổi tiến độ phối hợp ứng phó COVID-19 với phát triển kinh tế - xã hội, áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn, phấn đấu kiểm soát dịch bệnh với chi phí tối thiểu, giảm thiểu tác động đối với kinh tế - xã hội. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền để dịch bệnh lan rộng sẽ bị xử lý nghiêm. Mới đây, 24 quan chức tỉnh Cát Lâm và thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã bị cách chức và kỷ luật bởi lơ là chống dịch.

Với biện pháp phong tỏa có trọng tâm trong thời gian ngắn một tuần cùng nhiều thay đổi trong phòng và điều trị COVID-19, nhiều chuyên gia dự đoán, đây là khởi đầu cho thay đổi chính sách chống dịch tại đất nước hiếm hoi trên thế giới theo đuổi chiến lược "Zero COVID" này. 

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 7

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AP)

Cầu treo dài nhất thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ

Với nhịp chính dài hơn 2.000 mét, đây là cây cầu treo dài nhất thế giới.

Cây cầu kết nối một thị trấn nằm ở phía châu Âu của tỉnh Canakkale, phía Tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ với một thị trấn ở phía châu Á. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, cây cầu cho phép du khách băng qua eo biển Dardanelles chỉ trong 6 phút, so với 1,5 giờ đi phà trước đó.

Cầu treo Canakkale 1915 là dự án do Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp với các công ty Hàn Quốc, với vốn đầu tư 2,8 tỷ USD. Đây là cây cầu thứ tư nối hai bờ ở lục địa Á - Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, bên cạnh ba cây cầu ở Istanbul.

Tin nóng trưa 20/3: TP.HCM: 3 người tử vong trong 2 vụ tai nạn tại Thủ Đức 8

Bình luận