Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

5 tác hại của gừng và cảnh báo 7 đối tượng không nên dùng

(VOH) – Từ xa xưa, gừng đã trở thành một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực và là một dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh lý. Thế nhưng nếu quá lạm dụng thì rất khó tránh khỏi các tác hại của gừng.

Có thể nói gừng được biến đến như một loại củ cung cấp đa dạng các nhóm chất chống oxy hóa, điển hình phải kể đến như gingerols hay shogaols. Tuy nhiên, loại củ này nằm trong nhóm thực phẩm có tính nóng và không được khuyến khích sử dụng quá nhiều. 

1. Tác hại của gừng khi ăn nhiều

Không thể phủ nhận rằng củ gừng hỗ trợ cải thiện sức khỏe khá hiệu quả và công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như một “kháng sinh tự nhiên”. Nhưng dù thêm gừng vào nguyên liệu chế biến món ăn hay dùng để pha trà gừng thì mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 4g gừng. 

Dưới đây là một số tác hại được các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo nếu dùng gừng với liều lượng lớn: 

1.1 Gây loãng máu

Một số phân tích dinh dưỡng đã tìm thấy trong gừng có chứa salicylate – hoạt chất có đặc tính khá tương đồng với aspirin – thành phần chính của thuốc chống đông máu.

Chính vì vậy nếu đang điều trị bệnh rối loạn đông máu thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm gừng vào khẩu phần ăn. Điều này nhằm hạn chế nguy cơ làm suy yếu tác dụng của thuốc cũng như tình trạng loãng máu gây nguy hiểm tính mạng. 

1.2 Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Hàm lượng cineol trong gừng có công dụng kháng viêm vô cùng hữu hiệu, đặc biệt dưỡng chất này có thể khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác buồn ngủ. Do đó, với người thường xuyên trằn trọc hay mất ngủ thì không nên sử dụng quá nhiều gừng vào buổi tối.

5-tac-hai-cua-gung-va-canh-bao-3-doi-tuong-khong-nen-dung-voh-0
Không nên sử dụng nhiều gừng vào buổi tối để tránh bị mất ngủ (Nguồn: Internet) 

1.3 Bỏng rát miệng

Gừng vốn là loại củ có tính nóng, nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn tới mất nước và nóng trong người. Phản ứng dễ nhận biết nhất khi cơ thể rơi vào tình trạng này đó chính là cảm thấy bỏng rát miệng. Lúc này nướu, đầu lưỡi hay vòm miệng đều có thể bị tổn thương, khả năng nhận biết mùi vị món ăn của vị giác bị ảnh hưởng. 

Xem thêm: Tìm hiểu 6 căn bệnh thường gặp nhất ở miệng và cách phòng tránh

1.4 Đầy hơi ợ nóng

Thói quen tiếp nạp nhiều gừng liên tục trong thời gian dài được xem là một trong những tác nhân làm rối loạn nhu động ruột, dẫn tới axit trong dạ dày dư thừa bị đẩy ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ nóng khó chịu. 

1.5 Tăng huyết áp

Trên thực tế thì người mắc bệnh cao huyết áp vẫn có thể sử dụng gừng, tuy nhiên tuyệt đối không nên uống trà gừng hoặc dùng các món ăn chứa gừng tại thời điểm huyết áp đang tăng cao. Theo đó các hoạt chất gừng cung cấp có thể làm giãn mạch máu, nghiêm trọng hơn là gây đứt mạch máu. 

Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết

2. Đối tượng nào không nên ăn gừng?

Để đảm bảo không làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe, nếu thuộc một trong số các đối tượng sau đây thì cần tránh tối đa việc sử dụng gừng. 

2.1 Say nắng

Nếu phải làm việc hoặc hoạt động quá lâu dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, lượng nhiệt hấp thu vào cơ thể cao hơn nhiều so với lượng nhiệt tỏa ra, dẫn tới tỉ lệ bị say nắng, say nóng thường rất cao. Do vậy, nếu sử dụng gừng khi thân nhiệt cơ thể đang tăng cao sẽ không thể làm thuyên giảm bệnh tình.

5-tac-hai-cua-gung-va-canh-bao-3-doi-tuong-khong-nen-dung-voh-1
Tốt nhất không nên uống trà gừng khi vừa đi ngoài nắng về, hoặc đang bị say nắng, say nóng (Nguồn: Internet) 

2.2 Sắp chuyển dạ

Ở thời kì đầu mang thai, bà bầu vẫn có thể ăn được gừng để bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Nhưng bước vào những tháng cuối thai kì, nhất là giai đoạn sắp chuyển dạ thì gừng không phải là thực phẩm hữu ích. Khi đó, ăn nhiều gừng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra chảy máu âm đạo và sinh non. 

Xem thêm: Mách mẹ bầu cách nhận biết dấu hiệu sinh non và biện pháp phòng ngừa

2.3 Mắc các bệnh lý liên quan đến gan

Khi không may mắc phải các bệnh lý liên quan đến gan, cơ chế đào thải và lọc bỏ chất độc của cơ quan này sẽ suy yếu. Lúc này cần chú ý giảm bớt lượng gừng trong khẩu phần hàng ngày, tránh gây thêm áp lực cho lá gan. 

2.4 Người bị huyết áp cao

Gừng có giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp nên những người đang bị huyết áp cao thì không nên dùng vì nó sẽ làm tăng huyết áp khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

2.5 Người bị đau dạ dày

Vì trong gừng chứa nhiều chất hoạt động chủ yếu trên niêm mạc dạ dày, khiến cho phần niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây loét dạ dày.

Những người đang bị đau dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày thì không nên dùng gừng vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm phần trầm trọng.

2.6 Người bị trĩ và xuất huyết

Củ gừng có tính nóng nên sẽ làm vỡ các mạch máu bị yếu, vì thế những người có tiền sử xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu tử cung và bệnh trĩ thì không nên dùng gừng để an toàn cho sức khỏe.

2.7 Người đang sử dụng thuốc

Do củ gừng có thể tương tác với một số thuốc nên khi sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Không nên dùng gừng khi đang dùng các thuốc để điều trị bệnh tim, chống rối loạn cơ tim và hạ huyết áp.

3. Những lưu ý khi sử dụng gừng

Để tránh những tác hại của gừng mang lại cho sức khỏe thì khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nấu gừng với thịt chó, thịt ngựa, thịt thỏ và dùng chung với vang trắng vì sẽ gây hại sức khỏe.
  • Không dùng gừng sau khi mổ.
  • Không nên sử dụng nhiều.
  • Không nên gọt vỏ gừng vì vỏ gừng có nhiều công dụng cho sức khỏe và nên rửa sạch để sử dụng tùy theo mục đích mỗi người.
  • Không nên ăn gừng tươi bị dập.
  • Tránh dùng gừng với thuốc aspirin và coumarin.

Cũng giống như bất cứ loại thực phẩm nào, chúng ta nên tận dụng gừng – vị thuốc tự nhiên quý giá ở mức độ hợp lý và đúng khoa học, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ trên đây. 

Bình luận