Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bà bầu ăn lựu có tốt không? 5 lợi ích sức khỏe mẹ nào cũng mê

(VOH) – Các mẹ rất thích em bé sinh ra sẽ có được má lúm đồng tiền xinh đẹp vì thế thường ăn trái lựu khi mang thai. Vậy bà bầu ăn lựu có tốt không và liệu kinh nghiệm dân gian trên đúng hay sai?

Chúng ta biết rằng trước khi lựa chọn thực phẩm hay trái cây để thêm vào thực đơn dưỡng thai của bà bầu, việc nghiên cứu kĩ lưỡng thành phần dinh dưỡng cũng như các tác động tới sức khỏe của mẹ và em bé luôn là điều cần ưu tiên thực hiện. Chính vì thế, để mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng trái lựu trong thai kì, cùng tìm hiểu rõ hơn một số lợi ích và lưu ý quan trọng ngay sau đây.

1. Bà bầu ăn lựu có tốt không?

Trái lựu vốn thuộc nhóm “siêu thực phẩm” cung cấp đa dạng các nhóm chất chống oxy hóa quan trọng, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy nếu đang tìm kiếm trái cây để bồi bổ trong thai kì, các mẹ không nên bỏ qua trái lựu. 

Tiếp nạp các dưỡng chất từ thức quả này sẽ giúp mẹ chủ động phòng tránh một số vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai sau: 

1.1 Duy trì huyết áp ổn định

Dựa trên phân tích thành phần dinh dưỡng, trái lựu được đánh giá là một trong những trái cây cung cấp hàm lượng khoáng chất kali khá dồi dào. Theo đó, trung bình trong 100ml nước ép lựu sẽ đem đến khoảng 536mg kali, tương đương với 15% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. 

Khoáng chất này cùng với các hoạt chất phytochemical được tìm thấy trong lựu đảm nhiệm vai trò cân bằng nồng độ chất điện giải, từ đó duy trì huyết áp của bà bầu ở mức ổn định và giảm tỉ lệ mắc chứng tiền sản giật

ba-bau-an-luu-co-tot-khong-5-loi-ich-suc-khoe-me-nao-cung-me-voh-0
Khoáng chất kali trong trái lựu giúp duy trì huyết áp ổn định, phòng ngừa các tai biến sản khoa (Nguồn: Internet)

1.2 Cải thiện hệ miễn dịch

Có thể bạn chưa biết, hàm lượng vitamin C mà trái lựu bổ sung cho cơ thể vô cùng lớn, trung bình một trái lựu nhỏ (từ 100 – 120g) chứa khoảng 28mg nhóm vitamin này, tương đương với hơn 50% giá trị hàng ngày.

Hoạt chất này được xem là thành phần cực kì quan trọng trong quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, nhằm tăng cường sức đề kháng và bảo vệ bà bầu cơ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. 

1.3 Phát triển não bộ của thai nhi

Theo các khuyến cáo nhi khoa, folate là một nguyên tố cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Một ly nước ép lựu có thể đáp ứng ít nhất 10% nhu cầu folate hàng ngày, do đó mẹ bầu hãy yên tâm duy trì bổ sung đều đặn trong chế độ ăn uống. 

Xem thêm: Không chỉ phụ nữ mang thai, ai cũng nên cần thực phẩm giàu axit folic trong chế độ ăn của mình

1.4 Ngăn ngừa thiếu máu

Bên cạnh việc hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, vitamin C từ trái lựu còn góp phần không nhỏ giúp cơ thể hấp thu chất sắt non-heme dễ dàng hơn, từ đây tăng sản sinh tế bào hồng cầu và giảm tỉ lệ mắc chứng thiếu máu khi mang thai

1.5 Dưỡng da mịn màng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenol trong lựu nhiều hơn rất nhiều so với việt quất hay trà xanh. Chúng sẽ kết hợp với vitamin Cvitamin E tham gia tổng hợp collagen, giảm hiện tượng nứt nẻ và khô ráp ở vùng bụng, bắp chân của mẹ bầu, đồng thời giảm nguy cơ da bị lão hóa sớm. 

Xem thêm: 8 quy tắc chăm sóc da mà mẹ bầu cần biết

2. Bà bầu ăn lựu con có lúm đồng tiền – đúng hay không?

Lúm đồng tiền hay má lúm được hình thành do sự co cơ của một loại cơ bám da mặt gọi là cơ cười. Muốn tạo nên lúm đồng tiền phải có sự phối hợp giữa da mặt và một cơ bám phía dưới để khi cười sẽ làm cơ cười co lại tạo nên lúm đồng tiền.

ba-bau-an-luu-co-tot-khong-5-loi-ich-suc-khoe-me-nao-cung-me-voh-1
Việc ăn thêm lựu trong thai kì tuy không quyết định em bé có lúm đồng tiền  nhưng cũng không gây ảnh hưởng xấu (Nguồn: Internet)

Trong tất cả các y văn và các nghiên cứu trên thế giới hiện nay vẫn chưa có bài viết nào chứng minh việc bà bầu ăn lựu sẽ sinh con ra có má lúm đồng tiền. Tuy nhiên, các chuyên gia y khoa cho biết đây là một phương pháp dân gian vô hại chị em có thể áp dụng mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự phát triển của em bé.

Xem thêm: Khám phá sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ qua từng tháng thai kỳ

3. Một số lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn lựu

Ngoài những lợi ích của việc ăn và uống nước quả lựu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe thai kỳ:

  • Tránh dùng chiết xuất từ vỏ lựu vì nó có thể gây co thắt dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • Nước ép lựu có hàm lượng calo cao, do đó mẹ bầu chỉ nên uống với lượng vừa phải, mỗi bữa dùng khoảng 120 – 150ml là tốt nhất.
  • Các dưỡng chất của lựu khi vào cơ thể sẽ tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc giảm loãng máu, thuốc ức chế ACE, Statin và thuốc trị huyết áp. Vì thế, mẹ bầu nếu có sử dụng các loại thuốc trên thì nên chú ý trong việc đưa quả lựu vào thực đơn dinh dưỡng trong thai kỳ.

Thưởng thức từng hạt lựu đỏ mọng, giàu dưỡng chất vừa giúp nâng cao sức khỏe của mẹ, vừa thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi nên các chị em đừng “ngần ngại” thêm vào khẩu phần ăn nhé. 

Bình luận