Chờ...

7 lý do giúp mẹ không còn lăn tăn: ‘bà bầu ăn lê được không?’

(VOH) – Trái lê giòn giòn, ngọt thơm và rất mọng nước, nên trong thai kì khá nhiều mẹ bầu ‘thòm thèm’ muốn thưởng thức. Vậy bà bầu ăn lê được không và có tác động thế nào tới sức khỏe thai nhi?

Vốn có vị ngọt nhiên nên ăn lê trực tiếp hay dùng nước ép lê cũng đều hấp dẫn. Không chỉ có hương vị đặc biệt mà loại quả này còn cung cấp chất xơ, axit folic và khá nhiều nhóm vitamin như vitamin C, vitamin A hay vitamin B6.

1. Bà bầu ăn lê được không? 

Trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta, với bà bầu thì việc bổ sung nhóm thực phẩm này luôn cần được ưu tiên. Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên lựa chọn đa dạng các loại trái cây, sử dụng với liều lượng hợp lý, đúng thời điểm và không cần kiêng khem tuyệt đối thức quả nào. 

Chính vì vậy, nếu mẹ đang cảm thấy “nhớ vị” và thèm ăn lê thì yên tâm rằng các bầu hoàn toàn có thể ăn lê trong giai đoạn dưỡng thai nhé. 

7-ly-do-giup-me-khong-con-lan-tan-ba-bau-an-le-duoc-khong-voh-0
Mẹ bầu có thể yên tâm thêm lê trong khẩu phần ăn hàng ngày (Nguồn: Internet) 

2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn lê

Nhờ tiếp nạp thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu từ trái lê, một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở bà bầu dưới đây sẽ được cải thiện hữu hiệu: 

2.1 Cải thiện ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng “phiền phức” mà hầu như mẹ bầu nào cũng phải trải qua, chủ yếu xuất hiện ở thời kì đầu mang thai (giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất). Lúc này, trái cây có hương thơm dịu, vị ngọt và hơi chua nhẹ như lê rất thích hợp với bà bầu, giúp giảm cảm giác buồn nôn khó chịu. 

2.2 Phòng chống tiền sản giật

Theo phân tích dinh dưỡng, trái lê có chứa hàm lượng khoáng chất kali đáp ứng 4% nhu cầu hàng ngày. Hoạt chất này được xem như chất điện giải quan trọng, có đặc tính loại bỏ lượng natri dư thừa để duy trì huyết áp của mẹ bầu ở mức ổn định, từ đó giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền sản giật

Bên cạnh đó, lượng axit folic được tìm thấy trong lê góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa dị tật bẩm sinhkhuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. 

Xem thêm: Mách mẹ những thực phẩm giàu axit folic và cách bổ sung đúng khi mang thai

2.3 Ngăn ngừa chứng táo bón

Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone thay đổi cùng với việc tử cung mở rộng để nâng đỡ em ép đã gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và bài tiết chất thải của mẹ bầu, dẫn tới tình trạng táo bón xảy ra trong thai kì

Do đó, mẹ bầu luôn được khuyến khích thêm lê trong khẩu phần ăn, bởi đây là cách bổ sung cho cơ thể chất xơ hòa tan pectin, nhằm tăng sản sinh lợi khuẩn cho đường ruột, giữ nước làm mềm khối phân.

2.4 Giảm phù nề

Không chỉ có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định, hàm lượng kali do lê cung cấp còn tham gia quá trình cân bằng lượng nước bên trong tế bào, tăng đào thải nước tiểu và giảm thiểu hiện tượng sưng phù, tích nước ở bàn chân, bàn tay hay vùng má. 

Xem thêm: Mẹo mát xa chân giúp mẹ bầu ‘tạm biệt’ chứng phù nề khi mang thai

2.5 Hỗ trợ hấp thu sắt

Các nghiên cứu đã chỉ rằng viatmin C thuộc nhóm những thành phần thứ yếu giúp chuyển hóa sắt non-heme thành hợp chất mà cơ thể dễ hấp thu hơn, từ đây ngăn ngừa thiếu máu thai kì. Thật may là mẹ bầu có thể tiếp nạp dưỡng chất này từ trái lê, vì hàm lượng vitamin C có trong trái lê khá dồi dào, tương đương với 12% giá trị hàng ngày mà cơ thể cần. 

7-ly-do-giup-me-khong-con-lan-tan-ba-bau-an-le-duoc-khong-voh-1
Tiếp nạp thêm vitamin C từ lê sẽ giúp mẹ bầu hấp thu sắt dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thiếu máu, suy nhược cơ thể (Nguồn: Internet) 

2.6 Tăng cường sức đề kháng

Ngoài nhiệm vụ tham gia hỗ trợ hấp thu chất sắt hiệu quả hơn, vitamin C còn kết hợp với các chất chống oxy hóa nhóm flavonoid tạo “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn mang mầm bệnh, đồng thời hạn chế những tổn thương ở tế bào bạch cầu trung tính. 

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng để vượt qua giai đoạn dịch nCoV một cách an toàn

2.7 Duy trì xương chắc khỏe

Khoáng chất kali cùng với canxi, magie và vitamin K có trong trái lê là những dưỡng chất cực kì quý giá giúp duy trì hệ vận động khỏe mạnh, tăng sản sinh các mô xương khớp và phòng tránh suy yếu mật độ khoáng xương ở bà bầu. 

3. Bà bầu ăn lê cần lưu ý điều gì? 

Có thể thấy lê là trái cây lành mạnh, giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể bồi bổ trong thời gian dưỡng thai. Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được tối đa lợi ích sức khỏe từ loại quả này, bà bầu nên tham khảo và thực hiện một số lưu ý sau: 

  • Có thể ăn cả phần vỏ của trái lê nhưng hãy chú ý ngâm rửa sạch với nước muối loãng trước khi dùng. 
  • Hạn chế ăn quá nhiều lê, tối đa mỗi ngày chỉ nên ăn 1 trái lê nhỏ (từ 70 -90g), khoảng 2 bữa trong tuần là tốt nhất. 
  • Nếu có dấu hiệu mắc tiểu đường thai kì thì tránh dùng nước ép lê hay các chế phẩm từ lê, thay vào đó nên gọt và ăn trực tiếp. 

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết phần nào giúp mẹ bầu bớt lo lắng khi thêm trái lê trong khẩu phần ăn. Mẹ hãy nhớ ăn với lượng vừa đủ, đúng khoa học để hấp thụ một cách tốt nhất các dưỡng chất từ thứ quả này nhé.