Tiêu điểm: Nhân Humanity

Mọi điều mẹ bầu cần biết về tam cá nguyệt thứ nhất

(VOH) - Khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải trải qua 3 giai đoạn thai kì hay còn gọi là 3 kì tam cá nguyệt. Trong các giai đoạn này, khoảng thời gian của tam cá nguyệt thứ nhất thường khiến mẹ rất lo lắng.

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi biết mình đang mang sinh linh bé nhỏ, người mẹ cũng không khỏi băn khoăn, mong muốn thai kỳ suôn sẻ để con có thể phát triển khỏe mạnh trong 9 tháng 10 ngày sắp tới. 

1. Tam cá nguyệt thứ nhất là gì?

Tam cá nguyệt thứ nhất chính là khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên trong thai kì, tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng, kéo dài tới 13 tuần sau đó. Trong suốt chu kỳ kinh cuối, cơ thể "tất bật" chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và mang thai, do đó, việc xác định thời gian như vậy sẽ giúp mẹ cũng như các bác sĩ thuận tiện theo dõi tuổi của thai nhi. 

Xem thêm: Tìm hiểu về ‘tam cá nguyệt’ và những điều mẹ bầu cần làm trong từng tam cá nguyệt

2. Những thay đổi của thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất

Sau khi tinh trùng đã gặp trứng để bắt đầu quá trình thụ thai, cơ thể người mẹ dần có những thay đổi để kịp thích ứng với việc nuôi dưỡng thai nhi. 

2.1. Máu báo thai

Đây là một dấu hiệu sớm giúp mẹ nhận biết mình đã có thai. Máu báo thai xuất hiện sau 7-14 ngày kể từ ngày chậm kinh nguyệt do phôi thai đã bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung, các lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. 

2.2. Vòng ngực thay đổi

Nhũ hoa sẽ chuyển màu sẫm hơn, cảm thấy ngực sưng đau, ngứa ngáy, đôi lúc cảm thấy căng tức do rối loạn nồng độ hormone estrogen khi bắt đầu thụ thai. 

Xem thêm: Ngứa đầu ti – 10 nguyên nhân gây ngứa khiến chị em không thể ngờ!

2.3. Buồn ngủ

Để cung cấp đầy đủ máu nuôi bào thai, cơ thể mẹ sẽ tăng cường sản xuất máu truyền qua nhau thai tới con. Lượng đường trong máu sẽ biến động, huyết áp của mẹ sẽ thấp hơn, cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ. Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone được tiết ra tăng lên, làm mất cân bằng năng lượng, khiến mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn. 

moi-dieu-me-bau-can-biet-ve-tam-ca-nguyet-thu-nha-voh-0
Mẹ cảm thấy uể oải và buồn ngủ (Nguồn: Internet) 

2.4. Ốm nghén

Đây là thời kì mà thói quen ăn uống của mẹ bầu thay đổi rất nhiều. Có thể thèm ăn các món lạ nhưng cũng có thể chán ăn, sợ ngửi mùi những món mình đã từng rất thích, đây chính là lý do trong 2 tuần đầu tiên, triệu chứng buồn nôn sẽ xuất hiện khá thường xuyên.

Xem thêm: Đây là cách giảm triệu chứng nghén khi mang thai cực kỳ hiệu quả

2.5. Són tiểu

Khi kích thước tử cung tăng lên có thể sẽ chèn và kích thích lên bàng quang, làm mẹ đi tiểu nhiều hơn, nhưng mỗi lần có thể rất ít. 

2.6. Tâm trạng bất ổn

Cảm xúc vui, buồn, lo âu của mẹ sẽ biến đổi thất thường trong 3 tháng đầu tiên này vì nội tiết tố nữ thay đổi, thậm chí nếu không nhận được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ, đây cũng là giai đoạn có nguy cơ mắc trầm cảm rất cao. 

Xem thêm: Biểu hiện của bệnh trầm cảm, cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình

3. Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất

Trong suốt 13 tuần của thời kì tam cá nguyệt thứ nhất, từ phôi thai sẽ dần phát triển thành một em bé và bước đầu hình thành nên những cơ quan quan trọng của cơ thể trẻ sau này.

3.1 Thai nhi 1 tuần tuổi 

Tuần tuổi đầu tiên của thai nhi vẫn được tính như một phần của thai kì dù thực tế đây mới chỉ là tuần nguyệt san của người phụ nữ.  

Xem thêm: Thai nhi 1 tuần tuổi, mẹ có cảm nhận được con đã đến với mẹ chưa?

3.2 Thai nhi 2 tuần tuổi 

Vào giai đoạn này có thể mẹ chưa nhận rõ sự có mặt của con yêu trong cơ thể mình nhưng sẽ cảm thấy mệt mỏi và tâm lý có chút thay đổi. 

Xem thêm: Thai nhi 2 tuần tuổi hình thành và phát triển chưa, nhận biết bằng cách nào?

3.3 Thai nhi 3 tuần tuổi 

Ở tuần tuổi thứ 3, dù thai nhi còn rất nhỏ nhưng con đã thực sự đến bên mẹ rồi đấy. Thời điểm này các tế bào phôi thai phát triển, bắt đầu hình thành nhau thai để nuôi dưỡng em bé. 

Xem thêm: Thai nhi 3 tuần tuổi - Bé bắt đầu có những dấu hiệu báo cho mẹ biết sự hiện diện của bé

3.4 Thai nhi 4 tuần tuổi 

Bước sang tuần tuổi này, em bé (phôi thai) đã nằm sâu trong tử cung, nhỏ bé như một hạt vừng. Từ tuần thứ 4 trở đi, các cơ quan nội tạng của thai nhi sẽ được định hình. 

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi và mẹ cần lưu ý những điều gì?

3.5 Thai nhi 5 tuần tuổi 

Dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi qua nhau thai để giúp em bé lớn lên mỗi ngày. Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé qua nhịp tim thai. 

Xem thêm: Những điều mẹ có thể chưa biết về thai nhi 5 tuần tuổi

3.6 Thai nhi 6 tuần tuổi 

Đây được coi là giai đoạn bước ngoặt trong sự phát triển của thai nhi bởi hệ thần kinh và não bộ của con có thay đổi đáng kinh ngạc. 

Xem thêm: Thai nhi 6 tuần tuổi: Bé phát triển thế nào, mẹ thay đổi ra sao?

3.7 Thai nhi 7 tuần tuổi 

Ở tuần tuổi này, cấu tạo cơ bản của các giác quan như tai, mắt có dần xuất hiện. Ngoài ra, phần xương đuôi đang dần co lại và chuẩn bị nhường chỗ cho đôi bàn chân của con. 

Xem thêm: 'Vén màn' những thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 7

3.8 Thai nhi 8 tuần tuổi 

Bước sang tuần thứ 8 tức là đang ở thời điểm cuối tháng thứ 2 của thai kì, kích thước và các chỉ số sức khỏe của con đều được phân tích thông qua kết quả siêu âm. 

Xem thêm: Mẹ mang thai tuần thứ 8: 'Chiếc đuôi' biến mất, các bộ phận hình thành gần như đầy đủ

3.9 Thai nhi 9 tuần tuổi 

Sau 8 tuần bên nhau, mẹ và bé đã gần gũi với nhau, con lớn lên nhiều hơn nên bụng bầu của mẹ cũng to hơn đáng kể. Đây là thời điểm quan trọng để phát triển các cơ quan nội tiết như thận và gan của em bé. 

Xem thêm: Thai nhi tuần thứ 9: Khởi đầu mới cho quá trình của bé dưới hình hài của một con người

3.10 Thai nhi 10 tuần tuổi 

Theo dõi hình ảnh siêu âm hình ảnh thai nhi tuần thứ 10, mẹ sẽ thấy trán con phồng lên vì não bộ đang phát triển rất nhanh chóng. Đặc biệt, móng tay và móng chân bắt đầu xuất hiện rõ ràng. 

moi-dieu-me-bau-can-biet-ve-tam-ca-nguyet-thu-nha-voh-1 Móng chân và móng tay dần hình thành ở tuần thứ 10 (Nguồn: Internet) 

3.11 Thai nhi 11 tuần tuổi

Dù phần đầu của thai nhi vẫn chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể nhưng đáng chú ý là phần thân người của con cũng đang tăng trưởng. Bé có những phản xạ cơ bản nhưng thực tế thì mẹ chưa cảm nhận rõ ràng được. 

Xem thêm: Những sự thay đổi của bé yêu khi ở tuần thai thứ 11, mẹ đã biết chưa?

3.12 Thai nhi 12 tuần tuổi

Vào tuần thứ 12 mẹ cần thực hiện một số xét nghiệm quan trọng để kiểm soát sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tim thai của em bé lúc này có thể đập nhanh hơn của mẹ rất nhiều lần. 

Xem thêm: Thai nhi 12 tuần phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

3.13 Thai nhi 13 tuần tuổi 

Trong tuần tuổi thứ 13, bộ phận sinh dục của thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện, tuy nhiên thông qua hình ảnh siêu âm vẫn chưa thể xác định chính xác của em bé.      

Xem thêm: Thai nhi 13 tuần sẽ phát triển một điểm sinh trắc vĩnh viễn không thay đổi, mẹ biết là gì không?   

4. Những xét nghiệm sàng lọc giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, những nhiễm sắc thể mang gen di truyền từ cơ thể mẹ và cha sẽ được hình thành ở thai nhi. Chính vì vậy, đây cũng là thời điểm quan trọng tiến hành các xét nghiệm sàng lọc để ngăn ngừa các bệnh di truyền.

  • Siêu âm độ mờ da gáy: Khi thai nhi được 10 tuần tuổi, mẹ cần thực hiện siêu âm này để đo kích thước khoảng mờ sau gáy của con. Dựa trên kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ xác định bé có bị rối loạn ba nhiễm sắc thể 18 gây nên hội chứng Down hay không. 
  • Xét nghiệm máu: Mẹ nên thực hiện xét nghiệm này vào tuần thứ 10 để kiểm tra các chỉ số tế bào máu cũng như xác định có đang mắc những bệnh truyền nhiễm qua đường máu không, từ đó có biện pháp điều trị nhằm giảm nguy cơ lây cho thai nhi. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đây là xét nghiệm nhằm kiểm soát khả năng mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, giảm tỉ lệ để lại dị tật cho thai nhi. 
moi-dieu-me-bau-can-biet-ve-tam-ca-nguyet-thu-nha-voh-2
Thực hiện siêu âm độ mờ da gáy ở tam cá nguyệt thứ nhất (Nguồn: Internet) 

5. Chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt thứ nhất

Khi mang thai, mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân mình và em bé trong bụng. 

5.1. Thực phẩm nên ăn trong tam cá nguyệt thứ nhất

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần lưu ý bổ sung thêm các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Nhóm thực phẩm bổ sung chất sắt: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như cá, bột yến mạch, thịt gia cầm nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu máu. 
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Ăn thêm các loại rau, củ để tiếp nạp thêm chất xơ, hạn chế bị táo bón.
  • Nhóm thực phẩm tăng canxi: Bổ sung thêm canxi từ sữa, trứng và các loại hạt như hạnh nhân, hạt sen, hạt vừng sẽ thúc đẩy sự phát triển xương, răng, hệ vận động và dây thần kinh của thai nhi. 
  • Nhóm thực phẩm cung cấp axit folic: Bông cải xanh, cải kale, măng tây, các loại đậu cung cấp rất nhiều loại vitamin này. Đây là dưỡng chất giúp hạn chế nguy cơ sinh non và các di tật ở ống thần kinh của con. 

5.2. Thực phẩm không nên ăn trong tam cá nguyệt thứ nhất

Để thai nhi được phát triển khỏe mạnh, mẹ nên hạn chế tiếp nạp những loại thực phẩm sau đây:

  • Không dùng đồ uống có chứa cồn và chất kích thích gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh như rượu, bia hay cà phê.
  • Không ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai như đào, đu đủ, dứa, rau dăm, rau ngót.
  • Không sử dụng các đồ ăn sống có chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Bước vào thời kì tam cá nguyệt thứ nhất, người phụ nữ sẽ chính thức bắt đầu hành trình làm mẹ, việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân là điều rất cần thiết, góp phẩn tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển. 

Bình luận