Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI là chỉ số cân nặng (hay chỉ số khối của cơ thể) viết tắt của từ Body Mass Index – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra vào năm 1832.
Chỉ số BMI được sử dụng như một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng cơ thể bạn. Từ các số liệu mà nó tính toán, bạn sẽ biết được mình đang thừa cân hay thiếu cân, hay là một người có body chuẩn.
Đây là phương pháp đơn giản và chính xác nhất được sử dụng phổ biến trên thế giới, giúp xác định trọng lượng tối ưu cho cả nam và nữ ở độ tuổi từ 20 - 65, trừ phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vận động viên.
Cách đo chỉ số BMI như thế nào?
Để tính BMI, bạn sẽ được yêu cầu cho biết về chiều cao và cân nặng, dựa vào công thức có sẵn để tính ra chỉ số khối cơ thể mình.
Chỉ số BMI thường nằm trong khoảng từ 15 – 60. Tuy nhiên, theo WHO thì chỉ số BMI chuẩn nhất là nằm trong khoảng từ 18.5 đến 24.9.
Dưới đây là công thức tính chỉ số BMI:
Công thức tính chỉ số BMI
Theo đó:
Chỉ số BMI |
Phân loại |
< 18.5 |
Thiếu cân |
18.5 – 24.9 |
Bình thường |
25.0 – 29.9 |
Thừa cân |
30.0 – 34.9 |
Béo phì cấp độ I |
35.0 – 39.9 |
Béo phì cấp độ II |
> 40.0 |
Béo phì cấp độ III |
Như vậy, dựa vào bảng phân loại chỉ số BMI bạn sẽ biết chỉ số khối cơ thể mình đang ở mức độ nào để từ đó có thể thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống cho phù hợp. Ví dụ:
- Nếu chỉ số BMI dưới 18.5: Bạn đang bị thiếu cân, bạn cần xem lại chế độ ăn uống của mình, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Nếu chỉ số BMI từ 18.8 – 24.9: Nếu chỉ số cơ thể bạn đang nằm trong khoảng này thì bạn nên tiếp tục duy trì nó vì đây là mốc cân nặng chuẩn.
- Nếu chỉ số BMI từ 25 – 29.9: Bạn đang bị thừa cân, nên thay đổi chế độ ăn ít thịt cá, thay bằng rau - củ - quả và tập luyện thể dục nhiều hơn.
- Nếu chỉ số BMI trên 30: Nếu chỉ số cơ thể bạn đang ở nhóm này thì bạn thuộc nhóm người bị béo phì. Cơ thể bạn đang phải chịu những áp lực rất lớn, các mô mỡ đang chèn ép vào các cơ quan nội tạng cũng như các cơ xương. Bạn hãy lập kế hoạch giảm cân ngay từ bây giờ nhé.
Phân loại chỉ số BMI theo WHO
Theo WHO, việc phân loại chỉ số BMI đối với người châu Á – Thái Bình Dương ngoài bảng phân loại chung như trên thì các nhà khoa học còn phân loại chỉ số BMI theo độ tuổi và giới tính. Cụ thể:
-
Phân loại chỉ số BMI của nam giới
Chỉ số BMI |
Phân loại |
< 20 |
Thiếu cân |
20 - 25 |
Bình thường |
25 - 30 |
Thừa cân |
> 30 |
Béo phì |
-
Bảng phân loại chỉ số BMI của nữ giới
Chỉ số BMI |
Phân loại |
< 18 |
Thiếu cân |
18 - 23 |
Bình thường |
23 - 30 |
Thừa cân |
> 30 |
Béo phì |
-
Bảng phân loại chỉ số BMI cho trẻ em từ 2 tuổi đến 20 tuổi
Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em được tính theo cách tương tự như đối với người lớn, nhưng sau đó được so sánh với các giá trị tiêu biểu cho trẻ cùng giới, cùng độ tuổi. Thay vì so sánh với ngưỡng cố định cho trẻ, chỉ số BMI được so sánh với tỷ lệ phần trăm đối với trẻ em cùng giới tính và tuổi tác.
Bảng thống kê chỉ số BMI cho trẻ từ 2 tuổi đến người dưới 20 tuổi:
Dựa vào bảng thống kê này nếu:
- Chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (< 5th) thì trẻ đang bị thiếu cân.
- Chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85 (từ 5th – 85th) thì trẻ đang có sức khỏe dinh dưỡng tốt.
- Chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95 (từ 85th – 95th) thì trẻ đang bị thừa cân:
- Chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95 (> 95th), trẻ đang bị béo phì.
Ưu điểm và nhược điểm của việc đo chỉ số BMI
BMI là công cụ tính toán nhanh và khá chính xác về tình trạng cân nặng của cơ thể, giúp bạn có thể theo dõi được cân nặng của mình một cách dễ dàng và không tốn kém.
Tuy nhiên, việc đo chỉ số BMI không thể giúp bạn tính toán được lượng mỡ trong cơ thể và điều này sẽ khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sức khỏe trong tương lai.
Vì thế, việc duy trì chỉ số BMI ở mức cân nặng chuẩn là điều vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:
- Giảm các vấn đề về xương khớp như bị đau khớp
- Cải thiện được huyết áp
- Giảm gánh nặng cho tim và hệ thống tuần hoàn
- Giảm chất béo có hại trong máu, đường huyết và tiểu đường tuyp 2
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư...
- Giúp cơ thể có được nhiều năng lượng, tham gia hoạt động nhiều hơn.
Sau khi tìm hiểu về BMI, bạn có thể tự dùng phương pháp đo BMI để hiểu thêm về tình trạng cơ thể của mình nhé. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe.